Tiếp nối các phiên giao dịch khá ảm đạm của các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ trong phiên 11/1, các thị trường chứng khoán châu Á mở cửa phiên 12/1 không còn khí thế "hừng hực" đi lên như các phiên trước nữa mà đã chùng xuống với sắc đỏ hầu như chiếm chủ đạo trên các bảng điện tử trong khu vực.
Có vẻ như các nhà đầu tư đang tranh thủ chốt lời sau nhiều phiên "gặt hái" trước đó, trong khi "cơn ác mộng nợ" tại "lục địa già" vẫn tiếp tục đeo bám lên tâm lý các nhà đầu tư.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm 30,39 điểm (tương ứng 0,36%) xuống 8.417,49 điểm ngay từ những phút đầu tiên giao dịch.
Mitsushige Akino, Giám đốc quản lý đầu tư của công ty Ichiyoshi cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài hiện không mặn mà với việc mua vào các cổ phiếu của Nhật Bản chừng nào chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ chưa vượt qua được ngưỡng 13.000 điểm, hoặc khi nào đồng yen còn yếu.
Ngoài ra, thông báo của Bộ Tài chính Nhật ngay trước khi mở cửa phiên giao dịch cho biết, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng 11/2011 đã giảm nhiều hơn dự kiến trong bối cảnh Nhật Bản đang phải chịu thâm hụt thương mại cao, càng khiến tâm lý thị trường trở nên tiêu cực.
Các thị trường Trung Quốc và Hong Kong cũng đều đỏ sàn, với chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải để mất 8,19 điểm (0,36%) xuống 2.267,86 điểm; còn chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong để mất 39,18 điểm (0,24%) xuống 19.112,76 điểm.
Đêm trước (11/1) tại Mỹ, chứng khoán Wall đã biến động trái chiều trong một phiên giao dịch khá trầm lắng sau khi đã bùng nổ trong các phiên trước khi các nhà đầu tư đón nhận những kết quả báo cáo lợi nhuận đầu tiên của một số doanh nghiệp.
Chứng khoán Mỹ trong phiên này vẫn bị bóng đen của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bao phủ.
Chốt phiên 11/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 13,02 điểm (1,10%) xuống 12.449,45 điểm; Nasdaq Composite và S&P 500 cùng tăng điểm, với các mức tăng lần lượt là 8,26 điểm (0,31%) và 0,40 điểm (0,03%) lên các mức tương ứng là 2.710,76 điểm và 1.292,48 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, màu xanh bao phủ các thị trường trong phiên 10/1 trước đó đã biến mất và thế vào đó là một màu đỏ rực trên phần lớn các bảng điện tử trong khu vực.
Đóng cửa phiên 11/1, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều giảm điểm, với FTSE 100 của Anh để mất 0,45%, xuống 5.670,82 điểm, CAC 40 của Pháp lùi 0,19% về 3.204,83 điểm, và DAX của Đức rơi 0,17%, về 6.152,34 điểm./.
Có vẻ như các nhà đầu tư đang tranh thủ chốt lời sau nhiều phiên "gặt hái" trước đó, trong khi "cơn ác mộng nợ" tại "lục địa già" vẫn tiếp tục đeo bám lên tâm lý các nhà đầu tư.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm 30,39 điểm (tương ứng 0,36%) xuống 8.417,49 điểm ngay từ những phút đầu tiên giao dịch.
Mitsushige Akino, Giám đốc quản lý đầu tư của công ty Ichiyoshi cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài hiện không mặn mà với việc mua vào các cổ phiếu của Nhật Bản chừng nào chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ chưa vượt qua được ngưỡng 13.000 điểm, hoặc khi nào đồng yen còn yếu.
Ngoài ra, thông báo của Bộ Tài chính Nhật ngay trước khi mở cửa phiên giao dịch cho biết, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng 11/2011 đã giảm nhiều hơn dự kiến trong bối cảnh Nhật Bản đang phải chịu thâm hụt thương mại cao, càng khiến tâm lý thị trường trở nên tiêu cực.
Các thị trường Trung Quốc và Hong Kong cũng đều đỏ sàn, với chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải để mất 8,19 điểm (0,36%) xuống 2.267,86 điểm; còn chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong để mất 39,18 điểm (0,24%) xuống 19.112,76 điểm.
Đêm trước (11/1) tại Mỹ, chứng khoán Wall đã biến động trái chiều trong một phiên giao dịch khá trầm lắng sau khi đã bùng nổ trong các phiên trước khi các nhà đầu tư đón nhận những kết quả báo cáo lợi nhuận đầu tiên của một số doanh nghiệp.
Chứng khoán Mỹ trong phiên này vẫn bị bóng đen của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bao phủ.
Chốt phiên 11/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 13,02 điểm (1,10%) xuống 12.449,45 điểm; Nasdaq Composite và S&P 500 cùng tăng điểm, với các mức tăng lần lượt là 8,26 điểm (0,31%) và 0,40 điểm (0,03%) lên các mức tương ứng là 2.710,76 điểm và 1.292,48 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, màu xanh bao phủ các thị trường trong phiên 10/1 trước đó đã biến mất và thế vào đó là một màu đỏ rực trên phần lớn các bảng điện tử trong khu vực.
Đóng cửa phiên 11/1, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều giảm điểm, với FTSE 100 của Anh để mất 0,45%, xuống 5.670,82 điểm, CAC 40 của Pháp lùi 0,19% về 3.204,83 điểm, và DAX của Đức rơi 0,17%, về 6.152,34 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)