Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 12/12, chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm sâu, do sự hoài nghi của các nhà đầu tư về sức mạnh của hiệp ước EU nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tài chính đang hoành hành tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 162,87 điểm, tương đương 1,34%, đóng cửa ở mức 12.021,39 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 18,72 điểm (1,49%) xuống 1.236,47 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 34,59 điểm (1,31%), xuống 2.612,26 điểm.
Chuyên gia phân tích Charles Schwab nói rằng Phố Wall “đỏ sàn” chủ yếu là do tâm lý bi quan đang bao trùm toàn bộ các nhà đầu tư, khi cho rằng hiệp ước EU khó có thể mang lại những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) kết thúc cuối tuần trước, các nhà lãnh đạo khu vực đã nhất trí với những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn về ngân sách đối với Eurozone, nhưng không đạt đồng thuận về đề xuất của Pháp và Đức liên quan đến việc sửa đổi Hiệp ước Lisbon - văn bản pháp lý cao nhất để quản lý EU. Sự thiếu đồng thuận về kế hoạch thay đổi Hiệp ước này bắt nguồn sự phản đối của Anh.
Thủ đô London của Anh nơi đóng đô của 75% ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, nhưng Chính phủ “xứ sở sương mù” đã phản đối đề xuất của Pháp và Đức về áp thuế giao dịch tài chính cũng như những quy định mới nhằm kiểm soát các giao dịch này. Theo Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron chỉ đồng ý thay đổi văn bản pháp lý này với điều kiện hiệp ước sửa đổi được đính kèm một điều khoản dành cho Anh một số miễn trừ đối với các quy định về dịch vụ tài chính.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nói rằng, sự thất bại của giới chức Liên minh châu Âu trong việc tìm ra một giải pháp "toàn diện" cho vấn đề nợ công đang làm tăng thêm áp lực trong ngắn hạn đối với xếp hạng nợ của các quốc gia thuộc Eurozone. Trong khi đó, cả hai cơ quan xếp hạng tín nhiệm là Moody's và Fitch đều cảnh báo rằng, thỏa thuận đạt được cuối tuần qua không đủ để làm giảm nguy cơ hạ bậc tín nhiệm của Khu vực đồng Euro trong tương lai gần. Tuần trước, hãng xếp hạng tín nhiệm Standart & Poor cũng đặt xếp hạng của 15 nước Eurozone vào “tầm ngắm.”
Cũng trong phiên giao dịch ngày 12/12, “sắc đỏ” cũng lan sang các thị trường chứng khoán châu Âu. Tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,83%, xuống 5.427,86 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 2,61%, xuống 3.089,59 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX trượt 3,36%, xuống 5.785,43 điểm.
Sang đầu phiên giao dịch ngày 13/12, không khí “u ám” tại các sàn chứng khoán Mỹ và châu Âu trong đêm trước cũng đã đẩy hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á mở cửa với mức giảm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 118,3 điểm, tương đương 1,37%, xuống còn 8.535,52 điểm. Trong khi tại Trung Quốc, chỉ số Hang Sheng của Hong Kong cũng giảm mạnh 268,83 điểm (1,45%), xuống 18.306,83 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 162,87 điểm, tương đương 1,34%, đóng cửa ở mức 12.021,39 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 18,72 điểm (1,49%) xuống 1.236,47 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 34,59 điểm (1,31%), xuống 2.612,26 điểm.
Chuyên gia phân tích Charles Schwab nói rằng Phố Wall “đỏ sàn” chủ yếu là do tâm lý bi quan đang bao trùm toàn bộ các nhà đầu tư, khi cho rằng hiệp ước EU khó có thể mang lại những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) kết thúc cuối tuần trước, các nhà lãnh đạo khu vực đã nhất trí với những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn về ngân sách đối với Eurozone, nhưng không đạt đồng thuận về đề xuất của Pháp và Đức liên quan đến việc sửa đổi Hiệp ước Lisbon - văn bản pháp lý cao nhất để quản lý EU. Sự thiếu đồng thuận về kế hoạch thay đổi Hiệp ước này bắt nguồn sự phản đối của Anh.
Thủ đô London của Anh nơi đóng đô của 75% ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, nhưng Chính phủ “xứ sở sương mù” đã phản đối đề xuất của Pháp và Đức về áp thuế giao dịch tài chính cũng như những quy định mới nhằm kiểm soát các giao dịch này. Theo Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron chỉ đồng ý thay đổi văn bản pháp lý này với điều kiện hiệp ước sửa đổi được đính kèm một điều khoản dành cho Anh một số miễn trừ đối với các quy định về dịch vụ tài chính.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nói rằng, sự thất bại của giới chức Liên minh châu Âu trong việc tìm ra một giải pháp "toàn diện" cho vấn đề nợ công đang làm tăng thêm áp lực trong ngắn hạn đối với xếp hạng nợ của các quốc gia thuộc Eurozone. Trong khi đó, cả hai cơ quan xếp hạng tín nhiệm là Moody's và Fitch đều cảnh báo rằng, thỏa thuận đạt được cuối tuần qua không đủ để làm giảm nguy cơ hạ bậc tín nhiệm của Khu vực đồng Euro trong tương lai gần. Tuần trước, hãng xếp hạng tín nhiệm Standart & Poor cũng đặt xếp hạng của 15 nước Eurozone vào “tầm ngắm.”
Cũng trong phiên giao dịch ngày 12/12, “sắc đỏ” cũng lan sang các thị trường chứng khoán châu Âu. Tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,83%, xuống 5.427,86 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 2,61%, xuống 3.089,59 điểm, trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX trượt 3,36%, xuống 5.785,43 điểm.
Sang đầu phiên giao dịch ngày 13/12, không khí “u ám” tại các sàn chứng khoán Mỹ và châu Âu trong đêm trước cũng đã đẩy hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á mở cửa với mức giảm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 118,3 điểm, tương đương 1,37%, xuống còn 8.535,52 điểm. Trong khi tại Trung Quốc, chỉ số Hang Sheng của Hong Kong cũng giảm mạnh 268,83 điểm (1,45%), xuống 18.306,83 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)