Chứng khoán Mỹ đã kết thúc một tuần giao dịch đầy thắng lợi trong tuần qua, nhất là trong các phiên cuối tuần.
Niềm tin về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tung ra các giải pháp kích thích kinh tế mới (hay còn gọi là gói nới lỏng định lượng QE3) đang ngày càng lớn hơn, cùng việc các ngân hàng trung ương sẽ sẵn sàng "ra tay" trong trường hợp cuộc bầu cử vào ngày 17/6 của Hy Lạp làm rối loạn các thị trường tài chính.
Tuy nhiên, đà tăng điểm của Phố Wall vẫn có vẻ "cầm chừng" khi nhà đầu tư còn thận trọng theo dõi những diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và cuộc bầu cử quan trọng tại Hy Lạp vào ngày cuối tuần - sự kiện có thể quyết định việc ra đi hay ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) của quốc gia nợ nần chồng chất này.
Giới đầu tư cũng còn đánh cược vào các gói kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương, trong đó có FED tại cuộc họp trong tuần tới của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC).
Khép lại phiên cuối tuần, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm. Tính chung cả tuần, cả ba chỉ số cũng đi lên so với tuần trước nữa, trong đó Dow Jones Industrial Average tiến thêm 1,7% lên đóng cửa ở mức 12.767,17 điểm; S&P 500 tích thêm 1,3% lên 1.342,84 điểm và Nasdaq ghi thêm 0,5% lên 2.858,42 điểm.
Lần đầu tiên kể từ tháng Tư đến nay, Dow Jones đã lấy lại được mức tăng điểm lên tới ba con số trong một phiên trong hai ngày cuối tuần 14 và 15/6, bất chấp những số liệu không mấy tích cực về hoạt động công nghiệp khu vực và niềm tin người tiêu dùng giảm sút trong tháng Năm tại Mỹ.
Chính những số liệu kinh tế yếu kém đi lại là nguyên nhân cho việc đi lên của chứng khoán Phố Wall, bởi nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng sự phục hồi bấp bênh này của nền kinh tế Mỹ sẽ khiến FED quyết đoán hơn trong việc tung ra gói QE mới tại phiên họp của FOMC vào đầu tuần tới.
Bên cạnh đó, ở bên kia trời Âu, trước thềm cuộc bầu cử quan trọng tại Hy Lạp, nhà đầu tư cũng khá hồ hởi trước các thông tin nói rằng các ngân hàn trung ương đã sẵn sàng chuẩn bị các hành động cần thiết để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống tài chính khu vực, trong nỗ lực đối phó với tình huống xấu nhất mà cuộc bầu cử tại Hy Lạp có thể đưa đến.
Tâm điểm hy vọng của các nhà đầu tư là khả năng các ngân hàng trung ương sẽ đồng loạt đưa ra các gói kích thích kinh tế.
Lịch biểu kinh tế Mỹ trong tuần tới khá biến động, trong đó có cả cuộc họp quan trọng về chính sách kéo dài hai ngày của FOMC.
Giới đầu tư cũng sẽ theo dõi sát sao cuộc họp vào hai ngày đầu tuần 17-18/6 của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Mexico, nơi các lãnh đạo của G20 sẽ bàn thảo về các phương sách đối phó và giải quyết với cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và những yếu kém của kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, thị trường sẽ đón nhận số liệu về lượng nhà khởi công và lượng cấp phép xây dựng; doanh số bán nhà đang ở trong tháng 5 và lượng người thất nghiệp trong tuần trước nữa (ở Mỹ), dự kiến sẽ được công bố vào ngày 19-21/6./.
Niềm tin về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tung ra các giải pháp kích thích kinh tế mới (hay còn gọi là gói nới lỏng định lượng QE3) đang ngày càng lớn hơn, cùng việc các ngân hàng trung ương sẽ sẵn sàng "ra tay" trong trường hợp cuộc bầu cử vào ngày 17/6 của Hy Lạp làm rối loạn các thị trường tài chính.
Tuy nhiên, đà tăng điểm của Phố Wall vẫn có vẻ "cầm chừng" khi nhà đầu tư còn thận trọng theo dõi những diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và cuộc bầu cử quan trọng tại Hy Lạp vào ngày cuối tuần - sự kiện có thể quyết định việc ra đi hay ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) của quốc gia nợ nần chồng chất này.
Giới đầu tư cũng còn đánh cược vào các gói kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương, trong đó có FED tại cuộc họp trong tuần tới của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC).
Khép lại phiên cuối tuần, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm. Tính chung cả tuần, cả ba chỉ số cũng đi lên so với tuần trước nữa, trong đó Dow Jones Industrial Average tiến thêm 1,7% lên đóng cửa ở mức 12.767,17 điểm; S&P 500 tích thêm 1,3% lên 1.342,84 điểm và Nasdaq ghi thêm 0,5% lên 2.858,42 điểm.
Lần đầu tiên kể từ tháng Tư đến nay, Dow Jones đã lấy lại được mức tăng điểm lên tới ba con số trong một phiên trong hai ngày cuối tuần 14 và 15/6, bất chấp những số liệu không mấy tích cực về hoạt động công nghiệp khu vực và niềm tin người tiêu dùng giảm sút trong tháng Năm tại Mỹ.
Chính những số liệu kinh tế yếu kém đi lại là nguyên nhân cho việc đi lên của chứng khoán Phố Wall, bởi nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng sự phục hồi bấp bênh này của nền kinh tế Mỹ sẽ khiến FED quyết đoán hơn trong việc tung ra gói QE mới tại phiên họp của FOMC vào đầu tuần tới.
Bên cạnh đó, ở bên kia trời Âu, trước thềm cuộc bầu cử quan trọng tại Hy Lạp, nhà đầu tư cũng khá hồ hởi trước các thông tin nói rằng các ngân hàn trung ương đã sẵn sàng chuẩn bị các hành động cần thiết để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống tài chính khu vực, trong nỗ lực đối phó với tình huống xấu nhất mà cuộc bầu cử tại Hy Lạp có thể đưa đến.
Tâm điểm hy vọng của các nhà đầu tư là khả năng các ngân hàng trung ương sẽ đồng loạt đưa ra các gói kích thích kinh tế.
Lịch biểu kinh tế Mỹ trong tuần tới khá biến động, trong đó có cả cuộc họp quan trọng về chính sách kéo dài hai ngày của FOMC.
Giới đầu tư cũng sẽ theo dõi sát sao cuộc họp vào hai ngày đầu tuần 17-18/6 của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Mexico, nơi các lãnh đạo của G20 sẽ bàn thảo về các phương sách đối phó và giải quyết với cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và những yếu kém của kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, thị trường sẽ đón nhận số liệu về lượng nhà khởi công và lượng cấp phép xây dựng; doanh số bán nhà đang ở trong tháng 5 và lượng người thất nghiệp trong tuần trước nữa (ở Mỹ), dự kiến sẽ được công bố vào ngày 19-21/6./.
Thùy Chi (TTXVN)