Ông Đoàn Việt Hưng, Trưởng phòng Môi giới Công ty Chứng khoán APEC nhận xét, sự thiếu chuyên nghiệp và không minh bạch của nhiều công ty niêm yết đã phủ một hình ảnh xấu lên thị trường chứng khoán.
Những nhà đầu tư tồn tại trên thị trường chủ yếu còn lại là những nhà đầu cơ, họ đành phải chấp nhận rủi ro và mạo hiểm tận dụng môi trường thông tin thiếu minh bạch để tìm kiếm những cơ hội chớp nhoáng. Thời gian qua, các nhà đầu tư chân chính đều đã thất bại.
Nhận xét trên được đưa ra trong bối cảnh một loạt các doanh nghiệp niêm yết phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính sau khi bị soát xét, trong đó không ít đơn vị có kết quả kinh doanh sau soát xét phải điều chỉnh giảm.
Cá biệt có những đơn vị bị tăng mức lỗ lên gấp đôi, gấp ba lần so với báo cáo ban đầu như Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng MêCa VNECO (mã VES – HoSE) đã phải nâng khoản lỗ từ 1,14 tỷ đồng lên 4,9 tỷ đồng, tăng tới 330% so với mức lỗ trước đó.
Hay như Công ty cổ phần Xây dựng Công trình ngầm (mã CTN - HNX) và Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (mã AMV- HNX) cũng có mức lỗ tăng lần lượt là 112% và 102% sau soát xét.
Đối với một số trường hợp khác lại có kết quả tăng lợi nhuận sau báo cáo soát xét, như Công ty Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn (mã VHG – HoSE) mức lỗ giảm được 33% khi lợi nhuận sau thuế chỉ còn âm 7,2 tỷ đồng so với con số âm 10,78 tỷ đồng trước đó và một số mã chứng khoán khác như BTP, TAC, HVX, CLX... cũng trong tình trạnh tương tự.
Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Khối tư vấn tài chính doanh nghiệp Công ty Chứng khoán Thăng Long, nguyên nhân của tình trạng này là do nền kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động chính của doanh nghiệp, với mong muốn có một Báo cáo tài chính đẹp nên họ đưa vào một số nguồn thu khác để bù đắp, song không phải các nguồn thu nào cũng có thể hợp pháp hóa.
Với thông lệ trong kiểm toán báo cáo tài chính, việc kiểm toán viên đề xuất điều chỉnh các bút toán (như việc đánh giá và ghi nhận lỗ lãi số dư các khoản vay ngoại tệ, vấn đề định giá các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết, v.v.) để phù hợp với chế độ kế toán và phản ánh hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp được các chuyên gia cho là là điều bình thường.
Nhưng điều đáng chú ý ở thị trường chứng khoán Việt Nam là các mức biến động về lợi nhuận này thường có sự thay đổi đột biến. Thực tế, giới đầu tư trong nước từ lâu nay không còn lạ lẫm với những trường hợp doanh nghiệp bất ngờ có những khoản lợi nhuận tăng “thần tốc” từ việc thanh lý tài sản, chuyển nhượng dự án....
“Văn hóa đầu tư đang bị cuốn theo hình thức chụp giật, kịch bản các doanh nghiệp tăng vốn bằng cách làm đẹp kết quả kinh doanh trong ngắn hạn nhằm thổi giá cổ phiếu lên cao ngất ngưởng, để rồi sau đó là hoạt động thoái vốn của các cổ đông lớn diễn ra là khá phổ biến. Việc Ban điều hành, Hội đồng quản trị tranh thủ kiếm lời bằng cách đẩy giá cổ phiếu của chính công ty mình thì hỏi các nhà đầu tư nhỏ lẻ làm sao có thể tin tưởng cho các kế hoạch đầu tư dài hạn,” ông Hưng nhấn mạnh.
Đứng dưới góc độ đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm sút trầm trọng như hiện nay, ông Nghĩa cảnh báo: “Các doanh nghiệp không nên để tình trạng này kéo dài, bởi sau soát xét kết quả kinh doanh có tăng hay giảm thì cũng khiến nhà đầu tư liên tưởng đến sự thiếu minh bạch trong quan trị công ty, điều này sẽ góp phần làm gia tăng sự thất vọng trong hoạt động đầu tư vốn đang rất trầm lắng”./.
Những nhà đầu tư tồn tại trên thị trường chủ yếu còn lại là những nhà đầu cơ, họ đành phải chấp nhận rủi ro và mạo hiểm tận dụng môi trường thông tin thiếu minh bạch để tìm kiếm những cơ hội chớp nhoáng. Thời gian qua, các nhà đầu tư chân chính đều đã thất bại.
Nhận xét trên được đưa ra trong bối cảnh một loạt các doanh nghiệp niêm yết phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính sau khi bị soát xét, trong đó không ít đơn vị có kết quả kinh doanh sau soát xét phải điều chỉnh giảm.
Cá biệt có những đơn vị bị tăng mức lỗ lên gấp đôi, gấp ba lần so với báo cáo ban đầu như Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng MêCa VNECO (mã VES – HoSE) đã phải nâng khoản lỗ từ 1,14 tỷ đồng lên 4,9 tỷ đồng, tăng tới 330% so với mức lỗ trước đó.
Hay như Công ty cổ phần Xây dựng Công trình ngầm (mã CTN - HNX) và Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (mã AMV- HNX) cũng có mức lỗ tăng lần lượt là 112% và 102% sau soát xét.
Đối với một số trường hợp khác lại có kết quả tăng lợi nhuận sau báo cáo soát xét, như Công ty Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn (mã VHG – HoSE) mức lỗ giảm được 33% khi lợi nhuận sau thuế chỉ còn âm 7,2 tỷ đồng so với con số âm 10,78 tỷ đồng trước đó và một số mã chứng khoán khác như BTP, TAC, HVX, CLX... cũng trong tình trạnh tương tự.
Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Khối tư vấn tài chính doanh nghiệp Công ty Chứng khoán Thăng Long, nguyên nhân của tình trạng này là do nền kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động chính của doanh nghiệp, với mong muốn có một Báo cáo tài chính đẹp nên họ đưa vào một số nguồn thu khác để bù đắp, song không phải các nguồn thu nào cũng có thể hợp pháp hóa.
Với thông lệ trong kiểm toán báo cáo tài chính, việc kiểm toán viên đề xuất điều chỉnh các bút toán (như việc đánh giá và ghi nhận lỗ lãi số dư các khoản vay ngoại tệ, vấn đề định giá các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết, v.v.) để phù hợp với chế độ kế toán và phản ánh hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp được các chuyên gia cho là là điều bình thường.
Nhưng điều đáng chú ý ở thị trường chứng khoán Việt Nam là các mức biến động về lợi nhuận này thường có sự thay đổi đột biến. Thực tế, giới đầu tư trong nước từ lâu nay không còn lạ lẫm với những trường hợp doanh nghiệp bất ngờ có những khoản lợi nhuận tăng “thần tốc” từ việc thanh lý tài sản, chuyển nhượng dự án....
“Văn hóa đầu tư đang bị cuốn theo hình thức chụp giật, kịch bản các doanh nghiệp tăng vốn bằng cách làm đẹp kết quả kinh doanh trong ngắn hạn nhằm thổi giá cổ phiếu lên cao ngất ngưởng, để rồi sau đó là hoạt động thoái vốn của các cổ đông lớn diễn ra là khá phổ biến. Việc Ban điều hành, Hội đồng quản trị tranh thủ kiếm lời bằng cách đẩy giá cổ phiếu của chính công ty mình thì hỏi các nhà đầu tư nhỏ lẻ làm sao có thể tin tưởng cho các kế hoạch đầu tư dài hạn,” ông Hưng nhấn mạnh.
Đứng dưới góc độ đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm sút trầm trọng như hiện nay, ông Nghĩa cảnh báo: “Các doanh nghiệp không nên để tình trạng này kéo dài, bởi sau soát xét kết quả kinh doanh có tăng hay giảm thì cũng khiến nhà đầu tư liên tưởng đến sự thiếu minh bạch trong quan trị công ty, điều này sẽ góp phần làm gia tăng sự thất vọng trong hoạt động đầu tư vốn đang rất trầm lắng”./.
Linh Chi (Vietnam+)