Sáng 8/12, ngược với đà tăng của chứng khoán Mỹ đêm trước, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm, trước mối lo sợ về "núi nợ" tại châu Âu.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm 57,82 điểm (0,66%) xuống 8.664,35 điểm, sau khi tổ chức đánh giá tài chính Standard & Poor's (S&P) đặt Liên minh châu Âu và một số ngân hàng lớn của khu vực đồng euro (Eurozone) vào diện xem xét hạ bậc xếp hạng tín dụng.
Đầu tuần này, S&P cũng đã cảnh báo hạ bậc tín nhiệm của rất nhiều quốc gia thành viên Eurozone.
Bên cạnh đó, chứng khoán xứ Phù tang còn chịu tác động tiêu cực từ những thông tin không mấy khả quan về nền kinh tế.
Trong tháng 10/2011, số đơn đặt hàng máy móc của lĩnh vực tư nhân giảm 6,9% so với tháng trước đó. Cùng tháng, thặng dư tài khoản vãng lai cũng giảm 62,4% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi dấu tháng giảm thứ tám liên tiếp, kể từ sau khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần hôm 11/3.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) mở cửa giảm 6,83 điểm (0,29%) xuống 2.325,90 điểm, trong bối cảnh giới đầu tư tỏ ra cẩn trọng trước khi số liệu về tỷ lệ lạm phát được công bố.
Tại Hong Kong, đầu phiên này, chỉ số Hang Seng đánh mất 140,39 điểm (073%) xuống 19.100,19 điểm, trước sự nghi ngờ của các nhà giao dịch về tiến triển trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brusels (Bỉ) cuối tuần này.
Đêm trước tại Mỹ, gần như đi xuống trong cả phiên giao dịch, đến cuối phiên chứng khoán Phố Wall lấy lại đà tăng điểm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra báo cáo cho biết trong tháng 10/2011, tín dụng tiêu dùng của nước này đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang chi tiêu nhiều hơn.
Đà tăng của thị trường chứng khoán còn được hỗ trợ sau khi tờ Nikkei (Nhật Bản) đưa tin Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ trợ giúp châu Âu 600 triệu USD, thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, sau đó IMF đã bác bỏ thông tin này.
Chốt phiên 7/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 46,24 điểm (0,38%) lên 12.196,37 điểm; còn chỉ số S&P 500 tăng 2,54 điểm (0,2%) lên 1.261,01 điểm.
Hiện nay, các nhà giao dịch trên thị trường đang tập trung sự chú ý vào cuộc họp của EU, với kỳ vọng một kế hoạch giải cứu nợ toàn diện sẽ được đưa ra.
Ngày 7/12, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề xuất đưa vào các hiệp ước của châu Âu những quy định mới và nhiều cam kết hơn.
Trong thư gửi Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy, hai nhà lãnh đạo Pháp-Đức viết: "Chúng ta cần các nguyên tắc mới cùng những cam kết mang tính ràng buộc và tham vọng hơn cho các quốc gia thành viên Eurozone. Điều này sẽ tạo ra môi trường hợp tác và hội nhập mới trong Eurozone"./.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm 57,82 điểm (0,66%) xuống 8.664,35 điểm, sau khi tổ chức đánh giá tài chính Standard & Poor's (S&P) đặt Liên minh châu Âu và một số ngân hàng lớn của khu vực đồng euro (Eurozone) vào diện xem xét hạ bậc xếp hạng tín dụng.
Đầu tuần này, S&P cũng đã cảnh báo hạ bậc tín nhiệm của rất nhiều quốc gia thành viên Eurozone.
Bên cạnh đó, chứng khoán xứ Phù tang còn chịu tác động tiêu cực từ những thông tin không mấy khả quan về nền kinh tế.
Trong tháng 10/2011, số đơn đặt hàng máy móc của lĩnh vực tư nhân giảm 6,9% so với tháng trước đó. Cùng tháng, thặng dư tài khoản vãng lai cũng giảm 62,4% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi dấu tháng giảm thứ tám liên tiếp, kể từ sau khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần hôm 11/3.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) mở cửa giảm 6,83 điểm (0,29%) xuống 2.325,90 điểm, trong bối cảnh giới đầu tư tỏ ra cẩn trọng trước khi số liệu về tỷ lệ lạm phát được công bố.
Tại Hong Kong, đầu phiên này, chỉ số Hang Seng đánh mất 140,39 điểm (073%) xuống 19.100,19 điểm, trước sự nghi ngờ của các nhà giao dịch về tiến triển trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brusels (Bỉ) cuối tuần này.
Đêm trước tại Mỹ, gần như đi xuống trong cả phiên giao dịch, đến cuối phiên chứng khoán Phố Wall lấy lại đà tăng điểm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra báo cáo cho biết trong tháng 10/2011, tín dụng tiêu dùng của nước này đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang chi tiêu nhiều hơn.
Đà tăng của thị trường chứng khoán còn được hỗ trợ sau khi tờ Nikkei (Nhật Bản) đưa tin Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ trợ giúp châu Âu 600 triệu USD, thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, sau đó IMF đã bác bỏ thông tin này.
Chốt phiên 7/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 46,24 điểm (0,38%) lên 12.196,37 điểm; còn chỉ số S&P 500 tăng 2,54 điểm (0,2%) lên 1.261,01 điểm.
Hiện nay, các nhà giao dịch trên thị trường đang tập trung sự chú ý vào cuộc họp của EU, với kỳ vọng một kế hoạch giải cứu nợ toàn diện sẽ được đưa ra.
Ngày 7/12, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề xuất đưa vào các hiệp ước của châu Âu những quy định mới và nhiều cam kết hơn.
Trong thư gửi Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy, hai nhà lãnh đạo Pháp-Đức viết: "Chúng ta cần các nguyên tắc mới cùng những cam kết mang tính ràng buộc và tham vọng hơn cho các quốc gia thành viên Eurozone. Điều này sẽ tạo ra môi trường hợp tác và hội nhập mới trong Eurozone"./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)