Các thị trường châu Á bứt lên mạnh mẽ, chạm mức cao ba tháng trong phiên giao dịch ngày 6/8, khi số liệu việc làm tốt hơn mong đợi của Mỹ và hy vọng về hành động của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng euro (Eurozone) đã khích lệ nhà đầu tư mua vào các tài sản rủi ro.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,7%, lên mức cao nhất trong ba tháng. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 68,82 điểm, hay 0,95%, lên 7.286,33 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 22,12 điểm, hay 1,04%, lên 2.154,92 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 51,1 điểm, hay 1,21%, lên 4.272,6 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 332,54 điểm, hay 1,69%, lên 19.998,72 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 171,18 điểm, hay 2%, lên 8.726,29 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 37,2 điểm, hay 2,01%, lên 1.885,88 điểm.
Bộ Lao động Mỹ cuối tuần qua thông báo nền kinh tế nước này đã tạo thêm 163.000 việc làm trong tháng Bảy, mức cao nhất kể từ tháng Hai và cao hơn nhiều so với con số được dự báo là 100.000.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,1 điểm phần trăm, lên 8,3%, song báo cáo việc làm này được các nhà đầu tư chào đón khi coi đây là dấu hiệu cho thấy sức bật của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Báo cáo này là động lực đẩy Phố Wall đi lên, với chỉ số Dow Jones tăng 1,69%, chỉ số Nasdaq tăng 2% và chỉ số S&P 500 tăng 1,9%.
Mặt khác, việc tỷ lệ việc làm tăng khiến hầu hết các nhà phân tích nhận định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích tại cuộc họp vào tháng 9 tới.
Số liệu việc làm của Mỹ đã tạo sự hứng khởi cho giới đầu tư, sau khi các thị trường lao dốc trong ngày 2/8, do ECB đã không thông báo bất kỳ kế hoạch hành động cụ thể nào nhằm hỗ trợ đồng euro.
Tuy nhiên, sự thất vọng này đã được thay thế bằng hy vọng sau phát biểu của các quan chức rằng ECB có thể mua trái phiếu của các nước châu Âu đang gặp khó khăn.
Các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi tại sao họ lại bán tháo khi cả ECB và FED nói rằng họ sẽ hành động khi cần chứ không nói rằng sẽ không làm bất kỳ điều gì.
Một yếu tố khác cũng đang tác động tích cực đến các thị trường là vòng đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp và bộ ba chủ nợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ECB kéo dài hai tuần qua vừa khép lại, với việc Hy Lạp cam kết tiến hành một loạt biện pháp trong gói các biện pháp khắc khổ trị giá 11,5 tỷ euro (14 tỷ USD) để được giải ngân 31,5 tỷ euro vào tháng 9 tới.
Tiến triển tích cực này đã làm giảm bớt lo ngại về việc Hy Lạp sẽ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của các nhà tài trợ, không nhận được thêm tiền cứu trợ và cuối cùng có thể vỡ nợ. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu của Tây Ban Nha và Italia giảm, giúp xua tan lo ngại liên minh tiền tệ của châu Âu có thể đối mặt với nguy cơ tan vỡ.
Giám đốc điều hành Francis Lun của Lyncean Holdings tại Hong Kong cho rằng nhà đầu tư đã không còn lo ngại Eurozone sẽ sụp đổ, nhờ đó niềm tin đã trở lại thị trường.
Tuy nhiên, sự thận trọng có thể vẫn được duy trì cho đến khi các biện pháp chính sách cụ thể được thực thi, điều có thể sẽ mất nhiều tuần. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư sẽ vẫn căn cứ vào các số liệu về kinh tế Trung Quốc sẽ bắt đầu được công bố vào ngày 9/8, bao gồm từ số liệu về thương mại đến khoản vay của ngân hàng và đầu tư, để có thể nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa thông báo sẽ điều chỉnh tích cực chính sách tiền tệ trong sáu tháng cuối năm - một tín hiệu mà nhiều chuyên gia phân tích cho rằng sẽ có thêm tiền mặt được bơm vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. PBOC khẳng định các chính sách tín dụng sẽ được cải tiến để vực dậy đà tăng trưởng của nền kinh tế./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,7%, lên mức cao nhất trong ba tháng. Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 68,82 điểm, hay 0,95%, lên 7.286,33 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 22,12 điểm, hay 1,04%, lên 2.154,92 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 51,1 điểm, hay 1,21%, lên 4.272,6 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 332,54 điểm, hay 1,69%, lên 19.998,72 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 171,18 điểm, hay 2%, lên 8.726,29 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 37,2 điểm, hay 2,01%, lên 1.885,88 điểm.
Bộ Lao động Mỹ cuối tuần qua thông báo nền kinh tế nước này đã tạo thêm 163.000 việc làm trong tháng Bảy, mức cao nhất kể từ tháng Hai và cao hơn nhiều so với con số được dự báo là 100.000.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,1 điểm phần trăm, lên 8,3%, song báo cáo việc làm này được các nhà đầu tư chào đón khi coi đây là dấu hiệu cho thấy sức bật của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Báo cáo này là động lực đẩy Phố Wall đi lên, với chỉ số Dow Jones tăng 1,69%, chỉ số Nasdaq tăng 2% và chỉ số S&P 500 tăng 1,9%.
Mặt khác, việc tỷ lệ việc làm tăng khiến hầu hết các nhà phân tích nhận định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích tại cuộc họp vào tháng 9 tới.
Số liệu việc làm của Mỹ đã tạo sự hứng khởi cho giới đầu tư, sau khi các thị trường lao dốc trong ngày 2/8, do ECB đã không thông báo bất kỳ kế hoạch hành động cụ thể nào nhằm hỗ trợ đồng euro.
Tuy nhiên, sự thất vọng này đã được thay thế bằng hy vọng sau phát biểu của các quan chức rằng ECB có thể mua trái phiếu của các nước châu Âu đang gặp khó khăn.
Các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi tại sao họ lại bán tháo khi cả ECB và FED nói rằng họ sẽ hành động khi cần chứ không nói rằng sẽ không làm bất kỳ điều gì.
Một yếu tố khác cũng đang tác động tích cực đến các thị trường là vòng đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp và bộ ba chủ nợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ECB kéo dài hai tuần qua vừa khép lại, với việc Hy Lạp cam kết tiến hành một loạt biện pháp trong gói các biện pháp khắc khổ trị giá 11,5 tỷ euro (14 tỷ USD) để được giải ngân 31,5 tỷ euro vào tháng 9 tới.
Tiến triển tích cực này đã làm giảm bớt lo ngại về việc Hy Lạp sẽ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của các nhà tài trợ, không nhận được thêm tiền cứu trợ và cuối cùng có thể vỡ nợ. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu của Tây Ban Nha và Italia giảm, giúp xua tan lo ngại liên minh tiền tệ của châu Âu có thể đối mặt với nguy cơ tan vỡ.
Giám đốc điều hành Francis Lun của Lyncean Holdings tại Hong Kong cho rằng nhà đầu tư đã không còn lo ngại Eurozone sẽ sụp đổ, nhờ đó niềm tin đã trở lại thị trường.
Tuy nhiên, sự thận trọng có thể vẫn được duy trì cho đến khi các biện pháp chính sách cụ thể được thực thi, điều có thể sẽ mất nhiều tuần. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư sẽ vẫn căn cứ vào các số liệu về kinh tế Trung Quốc sẽ bắt đầu được công bố vào ngày 9/8, bao gồm từ số liệu về thương mại đến khoản vay của ngân hàng và đầu tư, để có thể nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa thông báo sẽ điều chỉnh tích cực chính sách tiền tệ trong sáu tháng cuối năm - một tín hiệu mà nhiều chuyên gia phân tích cho rằng sẽ có thêm tiền mặt được bơm vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. PBOC khẳng định các chính sách tín dụng sẽ được cải tiến để vực dậy đà tăng trưởng của nền kinh tế./.
Lê Minh (TTXVN)