Các thị trường chứng khoán châu Á phần lớn đã giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 10/12, do các nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc sẽ sớm tăng lãi suất và tình hình bất ổn tại Eurozone vẫn đeo bám thị trường.
Việc Bắc Kinh chuẩn bị công bố các số liệu về lạm phát vào ngày 11/12, cùng các số liệu về thương mại cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều tăng lên các mức kỷ lục trong tháng 11, càng cho thấy khả năng Trung Quốc sẽ sớm tăng lãi suất.
Tuy nhiên, thị trường cũng vẫn nhận được những hỗ trợ từ các số liệu về việc làm và thương mại của Mỹ, qua đó cho thấy triển vọng khá tích cực của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/12, hầu hết các sàn chủ chốt trong khu vực đều giảm điểm, trong đó sàn Hongkong để mất 0,68%; Tokyo "bốc hơi" 0,72%, tương ứng với -73,93 điểm, xuống 10.211,95 điểm; Singapore trượt 0,63%. Đài Loan, Seoul, và Manila lần lượt mất 0,40%, 0,14%, và 1,74%.
Duy chỉ có hai thị trường là Trung Quốc và Australia là đi ngược với xu hướng giảm chung của khu vực khi chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,08% và của Sydney tiến thêm 0,10%.
Bất chấp khả năng Trung Quốc chuẩn bị tăng lãi suất, và nhóm cổ phiếu các ngành tài chính và bất động sản vẫn lao dốc, mức tăng mạnh trên sàn Thượng Hải chủ yếu nhờ các số liệu kinh tế rất tích cực của Trung Quốc trong tháng 11, cùng làn sóng mua vào mạnh mẽ sau hai phiên giảm mạnh vừa qua.
Theo các số liệu chính thức, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 tăng 34,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 153,3 tỷ USD, trong khi nhập khẩu cũng tăng 37,7% lên 130,4 tỷ USD. Đây đều là những con số kỷ lục của một tháng.
Theo các nhà phân tích, thị trường hiện đang chờ đợi Bắc Kinh chính thức công bố chính sách thắt chặt tiền tệ, dự kiến sớm nhất vào tối ngày 10/12./.
Việc Bắc Kinh chuẩn bị công bố các số liệu về lạm phát vào ngày 11/12, cùng các số liệu về thương mại cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều tăng lên các mức kỷ lục trong tháng 11, càng cho thấy khả năng Trung Quốc sẽ sớm tăng lãi suất.
Tuy nhiên, thị trường cũng vẫn nhận được những hỗ trợ từ các số liệu về việc làm và thương mại của Mỹ, qua đó cho thấy triển vọng khá tích cực của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/12, hầu hết các sàn chủ chốt trong khu vực đều giảm điểm, trong đó sàn Hongkong để mất 0,68%; Tokyo "bốc hơi" 0,72%, tương ứng với -73,93 điểm, xuống 10.211,95 điểm; Singapore trượt 0,63%. Đài Loan, Seoul, và Manila lần lượt mất 0,40%, 0,14%, và 1,74%.
Duy chỉ có hai thị trường là Trung Quốc và Australia là đi ngược với xu hướng giảm chung của khu vực khi chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,08% và của Sydney tiến thêm 0,10%.
Bất chấp khả năng Trung Quốc chuẩn bị tăng lãi suất, và nhóm cổ phiếu các ngành tài chính và bất động sản vẫn lao dốc, mức tăng mạnh trên sàn Thượng Hải chủ yếu nhờ các số liệu kinh tế rất tích cực của Trung Quốc trong tháng 11, cùng làn sóng mua vào mạnh mẽ sau hai phiên giảm mạnh vừa qua.
Theo các số liệu chính thức, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 tăng 34,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 153,3 tỷ USD, trong khi nhập khẩu cũng tăng 37,7% lên 130,4 tỷ USD. Đây đều là những con số kỷ lục của một tháng.
Theo các nhà phân tích, thị trường hiện đang chờ đợi Bắc Kinh chính thức công bố chính sách thắt chặt tiền tệ, dự kiến sớm nhất vào tối ngày 10/12./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)