Sáng 27/10, trước những tín hiệu tích cực từ châu Âu, các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đều tăng điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa tăng 30,93 điểm (0,35%) lên 8.779,40 điểm, trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU).
Hideyuki Ishiguro, nhà cố vấn thuộc công ty đầu tư chiến lược Okasan Securities, nhận định chứng khoán Nhật Bản đang nhận được sự trợ giúp từ các kế hoạch của châu Âu, bất chấp việc vẫn chưa có thông tin chi tiết nào được công bố.
Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn đang xem xét việc gia tăng quy mô Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) lên 1.000 tỷ euro, nhằm chống đỡ với cuộc khủng hoảng nợ, trong khi Đức và Pháp nỗ lực thuyết phục các ngân hàng chấp nhận khoản thua lỗ lớn từ trái phiếu của Hy Lạp.
Ngày 26/10, các nhà lãnh đạo của EU đã nhất trí một kế hoạch tái cơ cấu vốn các ngân hàng khu vực vào tháng 6/2012.
Theo Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đạt được một thỏa thuận nhằm tăng cường tỷ lệ vốn các ngân hàng nội khối lên 9% nhằm tạo một lượng vốn bổ sung trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn tiếp diễn.
Tại Trung Quốc, đầu phiên này, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng 4,99 điểm (0,21%) lên 2.432,47 điểm; chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong cũng tăng 25,32 điểm (0,13%) lên 19.091,86 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, sau khi trải qua một phiên nhiều biến động, chứng khoán Phố Wall đóng cửa tăng mạnh, nhờ những tiến triển tích cực tại cuộc họp của EU. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa tăng 162,42 điểm (1,39%) lên 11.869,04 điểm; còn chỉ số S&P 500 ghi thêm 12,95 điểm (1,05%) lên 1.242 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng 12,25 điểm (0,46%) lên 2.650,67 điểm.
Giới giao dịch cho biết chỉ số S&P nổi lên vào giữa phiên, sau khi hãng AFP đưa tin Trung Quốc có thể đổ tiền vào EFSF, góp phần ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp.
Bên cạnh đó, chứng khoán Mỹ còn nhận được trợ giúp từ các báo cáo lạc quan về kinh tế Mỹ. Cụ thể, đơn đặt hàng máy móc công nghiệp nặng và hàng tiêu dùng lâu bền đều tăng cao trong tháng trước cho thấy doanh nghiệp vẫn chi tiền mua sắm thiết bị bất chấp kinh tế yếu kém./.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa tăng 30,93 điểm (0,35%) lên 8.779,40 điểm, trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU).
Hideyuki Ishiguro, nhà cố vấn thuộc công ty đầu tư chiến lược Okasan Securities, nhận định chứng khoán Nhật Bản đang nhận được sự trợ giúp từ các kế hoạch của châu Âu, bất chấp việc vẫn chưa có thông tin chi tiết nào được công bố.
Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn đang xem xét việc gia tăng quy mô Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) lên 1.000 tỷ euro, nhằm chống đỡ với cuộc khủng hoảng nợ, trong khi Đức và Pháp nỗ lực thuyết phục các ngân hàng chấp nhận khoản thua lỗ lớn từ trái phiếu của Hy Lạp.
Ngày 26/10, các nhà lãnh đạo của EU đã nhất trí một kế hoạch tái cơ cấu vốn các ngân hàng khu vực vào tháng 6/2012.
Theo Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đạt được một thỏa thuận nhằm tăng cường tỷ lệ vốn các ngân hàng nội khối lên 9% nhằm tạo một lượng vốn bổ sung trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn tiếp diễn.
Tại Trung Quốc, đầu phiên này, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng 4,99 điểm (0,21%) lên 2.432,47 điểm; chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong cũng tăng 25,32 điểm (0,13%) lên 19.091,86 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, sau khi trải qua một phiên nhiều biến động, chứng khoán Phố Wall đóng cửa tăng mạnh, nhờ những tiến triển tích cực tại cuộc họp của EU. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa tăng 162,42 điểm (1,39%) lên 11.869,04 điểm; còn chỉ số S&P 500 ghi thêm 12,95 điểm (1,05%) lên 1.242 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng 12,25 điểm (0,46%) lên 2.650,67 điểm.
Giới giao dịch cho biết chỉ số S&P nổi lên vào giữa phiên, sau khi hãng AFP đưa tin Trung Quốc có thể đổ tiền vào EFSF, góp phần ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp.
Bên cạnh đó, chứng khoán Mỹ còn nhận được trợ giúp từ các báo cáo lạc quan về kinh tế Mỹ. Cụ thể, đơn đặt hàng máy móc công nghiệp nặng và hàng tiêu dùng lâu bền đều tăng cao trong tháng trước cho thấy doanh nghiệp vẫn chi tiền mua sắm thiết bị bất chấp kinh tế yếu kém./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)