Chiều 25/11, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đều giảm điểm, trong bối cảnh cam kết của 3 nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Italy không thể xoa dịu sự hoang mang của giới đầu tư trước những đồn đoán cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu vượt khỏi tầm kiểm soát.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương phiên này giảm 1,6% xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2011.
Tại Nhật Bản, sau khi đi lên vào đầu phiên nhờ một số hoạt động mua vào, chốt phiên này, chỉ số Nikkei-225 của thị trường chứng khoán Tokyo quay đầu giảm 5,17 điểm (0,06%) xuống 8.160,01 điểm, mức thấp nhất trong 32 tháng, trước mối lo sợ của các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone).
Kenichi Hirano, nhà điều hành thuộc công ty Tachibana Securities nhận định chỉ số Nikkei rơi vào vùng tiêu cực vào cuối phiên là do thị trường vẫn tỏ nghi ngờ về kế hoạch giải quyết nợ nần của giới lãnh đạo Eurozone.
Ngày 24/11, tại cuộc họp ở Strasbourg, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Mario Monti đã đạt thoả thuận để đảm bảo sự ổn định kinh tế của "lục địa già" và hỗ trợ đồng tiền chung euro.
Bên cạnh đó, Tổng thống Sarkozy cho biết Paris và Berlin sẽ đưa ra các đề xuất chung để sửa đổi Hiệp ước Lisbon, thực thi kỷ luật ngân sách chặt chẽ hơn trong Eurozone gồm 17 thành viên trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 9/12. Pháp và Đức cũng đã nhất trí ngừng tranh cãi về việc liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có nên có vai trò lớn hơn trong việc giải cứu Eurozone hay không.
Tuy nhiên, Yoshihiro Okumura, nhà điều hành thuộc công ty Chibagin Asset Management cho rằng rất khó để hài hòa lợi ích của các quốc gia khác nhau. Cuộc họp của 3 nền kinh tế lớn nhất Eurozone diễn ra sau khi có dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tỏ ra nghi ngại ngay cả đối với Đức, nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, sau khi nước này thất bại trong phiên chào bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
Trong khi đó, phiên này cổ phiếu của hãng Olympus tăng 8,63% lên 1.107 yên/cổ phiếu, trước những kỳ vọng về việc cải cách điều hành. Hồi đầu tháng này, tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản này thừa nhận đã có hoạt động che giấu các khoản thua lỗ trong đầu tư chứng khoán từ thập niên 1980. Tuyên bố này lập tức khiến cổ phiếu hãng này rớt giá 30%, đồng thời khiến các Giám đốc cùng bộ phận kế toán phải đối mặt với cáo trạng hình sự.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải đóng cửa giảm 17,33 điểm (0,72%) và đóng cửa ở mức 2.380,22 điểm. Còn chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong cũng giảm 245,62 điểm (1,37%) xuống 17.689,48 điểm.
Theo giới phân tích, hoạt động bán ra chốt lời vào dịp cuối năm của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ châu Âu, đang là nhân tố gây sức ép đẩy chỉ số Hang Seng đi xuống trong phiên này. Bên cạnh đó, việc cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất châu Âu, HSBC Holdings Plc, giảm 15% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009 cũng "đóng góp lớn" cho đà giảm điểm của chỉ số Hang Seng.
Cùng đà đi xuống, tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul đóng cửa giảm 18,66 điểm (1,04%) xuống 1.776,40 điểm; còn chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney (Australia) giảm 59,9 điểm (1,48%) xuống 3.984,3 điểm.
Besa Deda, nhà kinh tế trưởng thuộc St. George Economics nhận định nhiều nhà giao dịch đang tỏ ra thất vọng về những tuyên bố chung chung của giới chức châu Âu, thay vì việc cân nhắc những biện pháp mang tính đột phá, nhằm giảm bớt những nguy cơ đang ngày một gia tăng tại "lục địa già"./.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương phiên này giảm 1,6% xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2011.
Tại Nhật Bản, sau khi đi lên vào đầu phiên nhờ một số hoạt động mua vào, chốt phiên này, chỉ số Nikkei-225 của thị trường chứng khoán Tokyo quay đầu giảm 5,17 điểm (0,06%) xuống 8.160,01 điểm, mức thấp nhất trong 32 tháng, trước mối lo sợ của các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone).
Kenichi Hirano, nhà điều hành thuộc công ty Tachibana Securities nhận định chỉ số Nikkei rơi vào vùng tiêu cực vào cuối phiên là do thị trường vẫn tỏ nghi ngờ về kế hoạch giải quyết nợ nần của giới lãnh đạo Eurozone.
Ngày 24/11, tại cuộc họp ở Strasbourg, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Mario Monti đã đạt thoả thuận để đảm bảo sự ổn định kinh tế của "lục địa già" và hỗ trợ đồng tiền chung euro.
Bên cạnh đó, Tổng thống Sarkozy cho biết Paris và Berlin sẽ đưa ra các đề xuất chung để sửa đổi Hiệp ước Lisbon, thực thi kỷ luật ngân sách chặt chẽ hơn trong Eurozone gồm 17 thành viên trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 9/12. Pháp và Đức cũng đã nhất trí ngừng tranh cãi về việc liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có nên có vai trò lớn hơn trong việc giải cứu Eurozone hay không.
Tuy nhiên, Yoshihiro Okumura, nhà điều hành thuộc công ty Chibagin Asset Management cho rằng rất khó để hài hòa lợi ích của các quốc gia khác nhau. Cuộc họp của 3 nền kinh tế lớn nhất Eurozone diễn ra sau khi có dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tỏ ra nghi ngại ngay cả đối với Đức, nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, sau khi nước này thất bại trong phiên chào bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
Trong khi đó, phiên này cổ phiếu của hãng Olympus tăng 8,63% lên 1.107 yên/cổ phiếu, trước những kỳ vọng về việc cải cách điều hành. Hồi đầu tháng này, tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản này thừa nhận đã có hoạt động che giấu các khoản thua lỗ trong đầu tư chứng khoán từ thập niên 1980. Tuyên bố này lập tức khiến cổ phiếu hãng này rớt giá 30%, đồng thời khiến các Giám đốc cùng bộ phận kế toán phải đối mặt với cáo trạng hình sự.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải đóng cửa giảm 17,33 điểm (0,72%) và đóng cửa ở mức 2.380,22 điểm. Còn chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong cũng giảm 245,62 điểm (1,37%) xuống 17.689,48 điểm.
Theo giới phân tích, hoạt động bán ra chốt lời vào dịp cuối năm của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ châu Âu, đang là nhân tố gây sức ép đẩy chỉ số Hang Seng đi xuống trong phiên này. Bên cạnh đó, việc cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất châu Âu, HSBC Holdings Plc, giảm 15% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009 cũng "đóng góp lớn" cho đà giảm điểm của chỉ số Hang Seng.
Cùng đà đi xuống, tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul đóng cửa giảm 18,66 điểm (1,04%) xuống 1.776,40 điểm; còn chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney (Australia) giảm 59,9 điểm (1,48%) xuống 3.984,3 điểm.
Besa Deda, nhà kinh tế trưởng thuộc St. George Economics nhận định nhiều nhà giao dịch đang tỏ ra thất vọng về những tuyên bố chung chung của giới chức châu Âu, thay vì việc cân nhắc những biện pháp mang tính đột phá, nhằm giảm bớt những nguy cơ đang ngày một gia tăng tại "lục địa già"./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)