Trong phiên giao dịch ngày 28/9, chứng khoán châu Á biến động không đồng nhất, sau khi đồng loạt tăng điểm vào phiên hôm trước, nhờ hy vọng vào khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của lãnh đạo các nước châu Âu.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng nhẹ 5,7 điểm, tương đương 0,07%, lên 8.615,65 điểm; chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng tăng là 34,9 điểm (0,87%) lên 4.039,5 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại quay đầu giảm 12,62 điểm (0,73%), xuống 1.723,09 điểm.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều chốt phiên với “sắc đỏ.”
Chỉ số Hang Seng giảm 119,49 điểm, tương đương 0,66%, xuống 18.011,06 điểm, sau khi chứng kiến phiên tăng điểm mạnh vào hôm trước đó. Chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) cũng mất 22,99 điểm (0,95%), xuống 2.392,06 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều để tuột mất đà tăng điểm vào đầu phiên 28/9 và quay đầu “lao dốc” vào cuối phiên, trong bối cảnh giới đầu tư bắt đầu thận trọng hơn khi nhận thấy rằng vẫn còn thiếu những dấu hiệu cụ thể về kế hoạch giải cứu Eurozone khỏi “bóng đen” khủng hoảng nợ của các nhà lãnh đạo khu vực.
Tuy nhiên, họ vẫn đang mong đợi kết quả tích cực từ cuộc bỏ phiếu quan trọng, dự kiến sẽ diễn ra ngày 29/9 tại Đức, nơi các nghị sĩ châu Âu sẽ quyết định về việc nới lỏng quỹ giải cứu cho các nước châu Âu đang bị sa lầy trong nợ nần.
Ngày 27/9, Thủ tướng Đức, Angela Merkel đã một lần nữa tỏ ý ủng hộ Hy Lạp và cam kết sẽ hỗ trợ cho Athens thông qua việc thúc đẩy đợt giải ngân cuối cùng, nằm trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro dành cho nước này nhằm giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ bị vỡ nợ.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (27/9), chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm, đánh dấu phiên đi lên thứ hai liên tiếp của các chỉ số chứng khoán Phố Wall sau một tuần giao dịch ảm đạm, trong bối cảnh giới đầu tư đang ngày càng có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 146,83 điểm, tương đương 1,33%, đóng cửa ở mức 11.190,69 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng tăng nhẹ 12,43 điểm (1,07%) lên 1.175,38 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 30,14 điểm (1,2%), lên 2.546,83 điểm.
Vào giữa phiên giao dịch 27/9, chỉ số Dow Jones có lúc tăng vọt tới 311 điểm (3%), khi giới đầu tư mong đợi lãnh đạo các nước châu Âu sẽ đưa ra một kế hoạch lớn đầy tham vọng nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ đang lan rộng tại khu vực này.
Tuy nhiên, chỉ số này đã để tuột mất đà tăng mạnh vào cuối phiên sau khi xuất hiện các thông tin cho rằng các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp đang được đề nghị xóa nhiều khoản nợ hơn mức dự kiến cho nước này.
Hòa theo xu hướng tăng điểm tại Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục đua nhau khởi sắc trong phiên giao dịch 27/9.
Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 4,2%, lên 5.295,05điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 5,13%, lên 3.005,9 điểm.
Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 5,3%, đóng cửa ở mức 5.636,66 điểm.
“Sắc xanh’ cũng lan sang các thị trường chứng khoán Tây Ban Nha và Italy, khi hai chỉ số Ibex-35 và FTSE Mib lần lượt tăng 4,03% và 4,9%./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng nhẹ 5,7 điểm, tương đương 0,07%, lên 8.615,65 điểm; chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng tăng là 34,9 điểm (0,87%) lên 4.039,5 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại quay đầu giảm 12,62 điểm (0,73%), xuống 1.723,09 điểm.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều chốt phiên với “sắc đỏ.”
Chỉ số Hang Seng giảm 119,49 điểm, tương đương 0,66%, xuống 18.011,06 điểm, sau khi chứng kiến phiên tăng điểm mạnh vào hôm trước đó. Chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) cũng mất 22,99 điểm (0,95%), xuống 2.392,06 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều để tuột mất đà tăng điểm vào đầu phiên 28/9 và quay đầu “lao dốc” vào cuối phiên, trong bối cảnh giới đầu tư bắt đầu thận trọng hơn khi nhận thấy rằng vẫn còn thiếu những dấu hiệu cụ thể về kế hoạch giải cứu Eurozone khỏi “bóng đen” khủng hoảng nợ của các nhà lãnh đạo khu vực.
Tuy nhiên, họ vẫn đang mong đợi kết quả tích cực từ cuộc bỏ phiếu quan trọng, dự kiến sẽ diễn ra ngày 29/9 tại Đức, nơi các nghị sĩ châu Âu sẽ quyết định về việc nới lỏng quỹ giải cứu cho các nước châu Âu đang bị sa lầy trong nợ nần.
Ngày 27/9, Thủ tướng Đức, Angela Merkel đã một lần nữa tỏ ý ủng hộ Hy Lạp và cam kết sẽ hỗ trợ cho Athens thông qua việc thúc đẩy đợt giải ngân cuối cùng, nằm trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro dành cho nước này nhằm giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ bị vỡ nợ.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (27/9), chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm, đánh dấu phiên đi lên thứ hai liên tiếp của các chỉ số chứng khoán Phố Wall sau một tuần giao dịch ảm đạm, trong bối cảnh giới đầu tư đang ngày càng có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 146,83 điểm, tương đương 1,33%, đóng cửa ở mức 11.190,69 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng tăng nhẹ 12,43 điểm (1,07%) lên 1.175,38 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 30,14 điểm (1,2%), lên 2.546,83 điểm.
Vào giữa phiên giao dịch 27/9, chỉ số Dow Jones có lúc tăng vọt tới 311 điểm (3%), khi giới đầu tư mong đợi lãnh đạo các nước châu Âu sẽ đưa ra một kế hoạch lớn đầy tham vọng nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ đang lan rộng tại khu vực này.
Tuy nhiên, chỉ số này đã để tuột mất đà tăng mạnh vào cuối phiên sau khi xuất hiện các thông tin cho rằng các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp đang được đề nghị xóa nhiều khoản nợ hơn mức dự kiến cho nước này.
Hòa theo xu hướng tăng điểm tại Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục đua nhau khởi sắc trong phiên giao dịch 27/9.
Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 4,2%, lên 5.295,05điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 5,13%, lên 3.005,9 điểm.
Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 5,3%, đóng cửa ở mức 5.636,66 điểm.
“Sắc xanh’ cũng lan sang các thị trường chứng khoán Tây Ban Nha và Italy, khi hai chỉ số Ibex-35 và FTSE Mib lần lượt tăng 4,03% và 4,9%./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)