Chứng khoán châu Á diễn biến phức tạp trong phiên giao dịch ngày 9/8, sau khi báo cáo việc làm của Mỹ cung cấp thêm bằng chứng về sự phục hồi kinh tế vẫn yếu của nước này.
Các nhà đầu tư châu Á lo ngại sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tác động đến nhu cầu xe hơi, hàng điện tử gia dụng, hàng dệt may và các mặt hàng xuất khẩu khác của khu vực.
Cuối tuần qua, Bộ Lao động Mỹ thông báo các doanh nghiệp tư nước này đã thuê thêm 71.000 lao động trong tháng 7/2010, trong khi số lao động mất việc là 131.000 người, khiến tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao 9,5%.
Mặt khác, chứng khoán châu Á nhận được sự thúc đẩy từ những dự đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải sớm mua trái phiếu Chính phủ Mỹ, nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang mất động lực.
Các số liệu tiêu cực về kinh tế Mỹ đã dẫn tới những nhận định FED sẽ phải có những hành động mạnh mẽ hơn nhằm kích thích đà tăng trưởng kinh tế, kể cả khi lãi suất cơ bản đã ở mức gần 0%. Các nhà đầu tư đang chờ đợi thông báo của FED về chính sách tiền tệ trong ngày 10/8.
Thêm vào đó, số liệu về kinh tế Trung Quốc sẽ công bố trong tuần này được dự đoán sẽ cho thấy sự tăng trưởng ổn định, mặc dù nhập khẩu và xuất khẩu có thể vẫn tăng ở mức hai con số.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%, lên mức cao nhất kể từ ngày 4/5. Kể từ tháng Sáu vừa qua, chỉ số này tăng 12%, so với mức tăng 8% của chứng khoán toàn cầu và 5% của chỉ số S&P 500 của Mỹ. Sự mạnh lên của chứng khoán châu Á cho thấy các nhà đầu tư đang bị thu hút trước triển vọng tăng trưởng tương đối vững chắc và hệ thống tài chính ổn định của khu vực.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản mất 69,63 điểm xuống 9.572,49 điểm, khi các nhà đầu tư thận trọng trước tác động tiêu cực của việc đồng yen mạnh lên đối với các nhà xuất khẩu. Trong khi đó, chỉ số weighted của Đài Loan (Trung Quốc) tăng 71,19 điểm, lên 8.034,49 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 28,8 điểm, lên 4.594,9 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 112,79 điểm, lên 21.801,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 14,14 điểm, lên 2.672,53 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 6,34 điểm, lên 1.790,17 điểm./.
Các nhà đầu tư châu Á lo ngại sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tác động đến nhu cầu xe hơi, hàng điện tử gia dụng, hàng dệt may và các mặt hàng xuất khẩu khác của khu vực.
Cuối tuần qua, Bộ Lao động Mỹ thông báo các doanh nghiệp tư nước này đã thuê thêm 71.000 lao động trong tháng 7/2010, trong khi số lao động mất việc là 131.000 người, khiến tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao 9,5%.
Mặt khác, chứng khoán châu Á nhận được sự thúc đẩy từ những dự đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải sớm mua trái phiếu Chính phủ Mỹ, nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang mất động lực.
Các số liệu tiêu cực về kinh tế Mỹ đã dẫn tới những nhận định FED sẽ phải có những hành động mạnh mẽ hơn nhằm kích thích đà tăng trưởng kinh tế, kể cả khi lãi suất cơ bản đã ở mức gần 0%. Các nhà đầu tư đang chờ đợi thông báo của FED về chính sách tiền tệ trong ngày 10/8.
Thêm vào đó, số liệu về kinh tế Trung Quốc sẽ công bố trong tuần này được dự đoán sẽ cho thấy sự tăng trưởng ổn định, mặc dù nhập khẩu và xuất khẩu có thể vẫn tăng ở mức hai con số.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%, lên mức cao nhất kể từ ngày 4/5. Kể từ tháng Sáu vừa qua, chỉ số này tăng 12%, so với mức tăng 8% của chứng khoán toàn cầu và 5% của chỉ số S&P 500 của Mỹ. Sự mạnh lên của chứng khoán châu Á cho thấy các nhà đầu tư đang bị thu hút trước triển vọng tăng trưởng tương đối vững chắc và hệ thống tài chính ổn định của khu vực.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản mất 69,63 điểm xuống 9.572,49 điểm, khi các nhà đầu tư thận trọng trước tác động tiêu cực của việc đồng yen mạnh lên đối với các nhà xuất khẩu. Trong khi đó, chỉ số weighted của Đài Loan (Trung Quốc) tăng 71,19 điểm, lên 8.034,49 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 28,8 điểm, lên 4.594,9 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 112,79 điểm, lên 21.801,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 14,14 điểm, lên 2.672,53 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 6,34 điểm, lên 1.790,17 điểm./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)