Chiều 6/12, sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương, trước thông tin tiêu cực từ châu Âu.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa giảm 120,82 điểm (1,39%) xuống 8.575,16 điểm, sau khi cơ quan đánh giá tài chính Standard & Poor's (S&P) liệt Đức, Pháp và 13 thành viên khác của khu vực đồng euro (Eurozone) vào danh sách "theo dõi đặc biệt về tín dụng," đồng thời cảnh báo các nước này có thể bị đánh tụt hạng tín nhiệm.
Trong một tuyên bố, S&P nhấn mạnh họ đưa ra danh sách này sau khi nhận thấy sự gia tăng một cách có hệ thống các sức ép trong Eurozone những tuần gần đây, tới mức buộc họ phải nhìn nhận tiêu cực hơn về mức độ rủi ro tín dụng của toàn bộ Eurozone.
Hideyuki Ishiguro, chuyên gia thuộc công ty Okasan Securities nhận định động thái mới của S&P đang ảnh hưởng tiêu cực đến chứng khoán Nhật Bản. S&P cho biết hãng sẽ hoàn tất đánh giá về mức tín nhiệm tín dụng của Eurozone sớm nhất có thể sau Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) bàn về khủng hoảng kinh tế dự kiến diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày 8 và 9/12 tới.
[Nguy cơ suy thoái Eurozone và Mỹ đe dọa châu Á]
Theo chuyên gia Yoshihiro Okumura, thuộc công ty Chibagin Asset Management, các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng trước thềm cuộc họp của EU và nếu cuộc họp kết thúc mà không đạt được bước tiến đáng kể nào, thị trường sẽ tiếp tục rơi vào vùng tiêu cực.
Tại Trung Quốc, kết thúc phiên này, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 7,32 điểm (0,31%) xuống 2.325,91 điểm, trong bối cảnh các nhà giao dịch tỏ ra lo ngại về đà tăng trưởng chậm của nền kinh tế trong nước và tình hình xấu đi của các nước châu Âu. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng đánh mất 237,46 điểm (1,24%) và đóng cửa ở mức 18.942,23 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi cũng giảm 20,08 điểm (1,04%) xuống 1.902,82 điểm. Còn tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Sydney chốt phiên giảm 20,08 điểm (1,04%) xuống 1.902,82 điểm, sau khi ngân hàng trung ương Australia hạ tỷ lệ lãi suất và cảnh báo về những "cơn gió ngược" đối với kinh tế toàn cầu.
Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và 10 nước ASEAN xuống còn 7,2%, thấp hơn so với mức 7,5% đưa ra hồi tháng 9/2011, trong bối cảnh tình trạng nợ nần tại Eurozone đang đe dọa lại đẩy kinh tế toàn cầu rơi trở lại suy thoái. Theo ADB, một khi các vấn đề tại Eurozone trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với kinh tế toàn cầu, tác động của nó đến Đông Á sẽ "thực sự khó kiểm soát" trừ phi các chính phủ trong khu vực có biện pháp ứng phó quyết liệt và đồng loạt.
Đêm trước, tại Mỹ chứng khoán Phố Wall vẫn tăng điểm. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 78,41 điểm (0,65%) xuống 12.097,83 điểm; còn chỉ số S&P tăng 12,89 điểm (1,03%) lên 1.257,08 điểm. Theo giới phân tích, thông tin các nền kinh tế lớn của Eurozone có khả năng đối mặt với nguy cơ bị đánh tụt hạng tín nhiệm được đưa ra sau khi thị trường đã đóng cửa. Do đó, thông tin bi quan này chưa tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ.
Thêm vào đó, trong phiên giao dịch thị trường đã nhận được tác động tích cực, nhờ tâm lý lạc quan của giới đầu tư, trước thông tin hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Đức và Pháp đã nhất trí về một loạt cải cách, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công và sẽ đệ trình lên Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU), Herman Van Rompuy, vào ngày 7/12 tới.
Hiệp ước mới sẽ bao gồm các biện pháp trừng phạt tự động áp dụng đối với các quốc gia không đáp ứng được quy định thâm hụt ngân sách 3% cũng như quy định cân bằng ngân sách trong toàn eurozone. Cũng trong cuộc họp này, Pháp và Đức đã nhất trí rằng việc phát hành trái phiếu euro không phải là một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ hiện nay ở Eurozone./.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa giảm 120,82 điểm (1,39%) xuống 8.575,16 điểm, sau khi cơ quan đánh giá tài chính Standard & Poor's (S&P) liệt Đức, Pháp và 13 thành viên khác của khu vực đồng euro (Eurozone) vào danh sách "theo dõi đặc biệt về tín dụng," đồng thời cảnh báo các nước này có thể bị đánh tụt hạng tín nhiệm.
Trong một tuyên bố, S&P nhấn mạnh họ đưa ra danh sách này sau khi nhận thấy sự gia tăng một cách có hệ thống các sức ép trong Eurozone những tuần gần đây, tới mức buộc họ phải nhìn nhận tiêu cực hơn về mức độ rủi ro tín dụng của toàn bộ Eurozone.
Hideyuki Ishiguro, chuyên gia thuộc công ty Okasan Securities nhận định động thái mới của S&P đang ảnh hưởng tiêu cực đến chứng khoán Nhật Bản. S&P cho biết hãng sẽ hoàn tất đánh giá về mức tín nhiệm tín dụng của Eurozone sớm nhất có thể sau Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) bàn về khủng hoảng kinh tế dự kiến diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày 8 và 9/12 tới.
[Nguy cơ suy thoái Eurozone và Mỹ đe dọa châu Á]
Theo chuyên gia Yoshihiro Okumura, thuộc công ty Chibagin Asset Management, các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng trước thềm cuộc họp của EU và nếu cuộc họp kết thúc mà không đạt được bước tiến đáng kể nào, thị trường sẽ tiếp tục rơi vào vùng tiêu cực.
Tại Trung Quốc, kết thúc phiên này, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 7,32 điểm (0,31%) xuống 2.325,91 điểm, trong bối cảnh các nhà giao dịch tỏ ra lo ngại về đà tăng trưởng chậm của nền kinh tế trong nước và tình hình xấu đi của các nước châu Âu. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng đánh mất 237,46 điểm (1,24%) và đóng cửa ở mức 18.942,23 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi cũng giảm 20,08 điểm (1,04%) xuống 1.902,82 điểm. Còn tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Sydney chốt phiên giảm 20,08 điểm (1,04%) xuống 1.902,82 điểm, sau khi ngân hàng trung ương Australia hạ tỷ lệ lãi suất và cảnh báo về những "cơn gió ngược" đối với kinh tế toàn cầu.
Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và 10 nước ASEAN xuống còn 7,2%, thấp hơn so với mức 7,5% đưa ra hồi tháng 9/2011, trong bối cảnh tình trạng nợ nần tại Eurozone đang đe dọa lại đẩy kinh tế toàn cầu rơi trở lại suy thoái. Theo ADB, một khi các vấn đề tại Eurozone trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với kinh tế toàn cầu, tác động của nó đến Đông Á sẽ "thực sự khó kiểm soát" trừ phi các chính phủ trong khu vực có biện pháp ứng phó quyết liệt và đồng loạt.
Đêm trước, tại Mỹ chứng khoán Phố Wall vẫn tăng điểm. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 78,41 điểm (0,65%) xuống 12.097,83 điểm; còn chỉ số S&P tăng 12,89 điểm (1,03%) lên 1.257,08 điểm. Theo giới phân tích, thông tin các nền kinh tế lớn của Eurozone có khả năng đối mặt với nguy cơ bị đánh tụt hạng tín nhiệm được đưa ra sau khi thị trường đã đóng cửa. Do đó, thông tin bi quan này chưa tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ.
Thêm vào đó, trong phiên giao dịch thị trường đã nhận được tác động tích cực, nhờ tâm lý lạc quan của giới đầu tư, trước thông tin hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Đức và Pháp đã nhất trí về một loạt cải cách, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công và sẽ đệ trình lên Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU), Herman Van Rompuy, vào ngày 7/12 tới.
Hiệp ước mới sẽ bao gồm các biện pháp trừng phạt tự động áp dụng đối với các quốc gia không đáp ứng được quy định thâm hụt ngân sách 3% cũng như quy định cân bằng ngân sách trong toàn eurozone. Cũng trong cuộc họp này, Pháp và Đức đã nhất trí rằng việc phát hành trái phiếu euro không phải là một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ hiện nay ở Eurozone./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)