Doanh thu phí bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm trên toàn thị trường ước đạt trên 21.000 tỷ đồng, tăng khoảng 6,86% so với cùng kỳ năm 2012.
Đây là con số vừa được Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm Trịnh Thanh Hoan nêu ra trong cuộc họp sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2013 diễn ra ngày 16/7.
Theo đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt trên 9.100 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này so với năm ngoái là tương đương khi cách đây một năm, con số tăng trưởng của lĩnh vực này cũng ở mức trên 13%.
Tuy nhiên, theo Cục quản lý giám sát bảo hiểm, trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đạt trên 11.800 tỷ đồng, tăng khoảng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là nguyên nhân khiến mức tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm trên toàn thị trường đạt thấp so với cùng kỳ một vài năm trở lại đây (mức tăng trong 6 tháng đầu năm 2011 và 2012 lần lượt là trên 17,8% và 22%).
Nhận định về những con số trên, Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm Trịnh Thanh Hoan nhấn mạnh rằng thị trường bảo hiểm nói chung và phi nhân thọ nói riêng đang có mức tăng trưởng rất thấp, mà chủ yếu do các doanh nghiệp đang hoạt động rất khó khăn.
Con số trên nếu so với cùng kỳ hai năm gần nhất đều có sự khác biệt lớn khi trong những năm 2011 và 2012, mức tăng trưởng trong nửa đầu của năm đều đạt mức trên 20%.
Chỉ ra một vài nguyên nhân, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, tình hình thị trường đang gặp phải nhiều vấn đề, đặc biệt là các yêu cầu về công nghệ hay tiêu chuẩn nghiệp vụ chưa được nhiều doanh nghiệp đáp ứng.
Ngoài ra, tình trạng gian lận bảo hiểm cũng được lãnh đạo ngành bảo hiểm nhắc tới như là một phần những lý do khiến thị trường hiện đang “khá phức tạp.”
[Thị trường bảo hiểm: Phạt nặng để dẹp “nhốn nháo”]
Bởi vậy, theo Phó Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm Phùng Ngọc Khánh, công tác quản lý giám sát sẽ là một trong những trọng tâm được cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.
Trong đó, một số doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nằm trong tầm ngắm thanh tra của cơ quan quản lý như: Công ty bảo hiểm nhân thọ ACE; Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC); Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI).
Ngoài ra, một vài tên tuổi lớn cũng thuộc diện kiểm tra từ phía Bộ Tài chính là Prudential, Bảo Việt Nhân Thọ, AIA,…
Nhắc tới một số giải pháp khác, ông Phùng Ngọc Khánh cũng cho biết sẽ yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng và áp dụng quy trình quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống công nghệ thông tin để phòng ngừa các biểu hiện tiêu cực./.
Đây là con số vừa được Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm Trịnh Thanh Hoan nêu ra trong cuộc họp sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2013 diễn ra ngày 16/7.
Theo đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt trên 9.100 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này so với năm ngoái là tương đương khi cách đây một năm, con số tăng trưởng của lĩnh vực này cũng ở mức trên 13%.
Tuy nhiên, theo Cục quản lý giám sát bảo hiểm, trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đạt trên 11.800 tỷ đồng, tăng khoảng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là nguyên nhân khiến mức tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm trên toàn thị trường đạt thấp so với cùng kỳ một vài năm trở lại đây (mức tăng trong 6 tháng đầu năm 2011 và 2012 lần lượt là trên 17,8% và 22%).
Nhận định về những con số trên, Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm Trịnh Thanh Hoan nhấn mạnh rằng thị trường bảo hiểm nói chung và phi nhân thọ nói riêng đang có mức tăng trưởng rất thấp, mà chủ yếu do các doanh nghiệp đang hoạt động rất khó khăn.
Con số trên nếu so với cùng kỳ hai năm gần nhất đều có sự khác biệt lớn khi trong những năm 2011 và 2012, mức tăng trưởng trong nửa đầu của năm đều đạt mức trên 20%.
Chỉ ra một vài nguyên nhân, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, tình hình thị trường đang gặp phải nhiều vấn đề, đặc biệt là các yêu cầu về công nghệ hay tiêu chuẩn nghiệp vụ chưa được nhiều doanh nghiệp đáp ứng.
Ngoài ra, tình trạng gian lận bảo hiểm cũng được lãnh đạo ngành bảo hiểm nhắc tới như là một phần những lý do khiến thị trường hiện đang “khá phức tạp.”
[Thị trường bảo hiểm: Phạt nặng để dẹp “nhốn nháo”]
Bởi vậy, theo Phó Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm Phùng Ngọc Khánh, công tác quản lý giám sát sẽ là một trong những trọng tâm được cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.
Trong đó, một số doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nằm trong tầm ngắm thanh tra của cơ quan quản lý như: Công ty bảo hiểm nhân thọ ACE; Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC); Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI).
Ngoài ra, một vài tên tuổi lớn cũng thuộc diện kiểm tra từ phía Bộ Tài chính là Prudential, Bảo Việt Nhân Thọ, AIA,…
Nhắc tới một số giải pháp khác, ông Phùng Ngọc Khánh cũng cho biết sẽ yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng và áp dụng quy trình quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống công nghệ thông tin để phòng ngừa các biểu hiện tiêu cực./.
Xuân Dũng (Vietnam+)