Càng gần Tết Nguyên đán, thị trường hàng tiêu dùng Hà Nội lại càng nóng hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng phục vụ Tết thiết yếu như rượu bia, bánh kẹo.
Đây cũng là dịp người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý phân biệt giữa những sản phẩm uy tín, chất lượng cao được sản xuất trong nước, nhập ngoại với những sản phẩm nhập lậu không xuất xứ, làm nhái kém chất lượng.
Hàng kém chất lượng vẫn tràn ngập
Tại chợ Đồng Xuân và các phố chuyên bán bánh kẹo Hàng Buồm, Hàng Giầy, Nguyễn Siêu, Mã Mây... các loại bánh kẹo không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn được bày bán tràn lan với giá rẻ.
Các chủ cửa hàng trên phố Hàng Giầy, Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân cho biết đây là hàng “Tàu”. Mặt hàng này chiếm đến 80%-85% thị trường, giá rất rẻ và được tiêu thụ mạnh.
Tại chợ Đồng Xuân, chợ Bắc Qua, bánh kẹo không rõ nguồn gốc, không tem nhãn được xếp la liệt trong các rổ nhựa, đựng trong những túi nylon không bao bì xếp trên nền xi măng. Cá biệt, nhiều loại bánh kẹo đã bị chảy nước hoặc hư hỏng do quá trình vận chuyển vẫn được bày bán công khai.
Những loại bánh kẹo này có giá rẻ hơn nhiều so với các loại bánh kẹo trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu chính ngạch. Cụ thể, kẹo cân có giá từ 30.000 đồng/kg đến 70.000 đồng/kg, kẹo có nhân sôcôla hoặc được bọc bên ngoài có giá từ 100.000 đồng/kg đến 120.000 đồng/kg.
Theo các chủ cửa hàng bánh kẹo, do giá đường tăng cao, từ 21.000-22.000 đồng/kg, nha làm nguyên liệu chính sản xuất kẹo tăng 20% so với tháng 11/2009, dầu thực vật cũng tăng 20% đã đẩy giá bánh kẹo tăng từ 5-10% so với tháng trước.
Dù giá tăng nhưng sức mua vẫn khá lớn, tăng khoảng 30% so với những tháng cuối năm 2009 và chủ yếu tập trung vào những khách hàng mua buôn đến từ các tỉnh thành ngoài Hà Nội.
Ngoài khách từ các tỉnh về nhập hàng, chị Nguyễn Thị Thoa, chủ cửa hàng bánh kẹo chợ Đồng Xuân còn cho biết, một số chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo nhỏ lẻ tại Hà Nội cũng nhập một lượng lớn hàng không tem nhãn này về nhằm làm giỏ quà biếu Tết, bán cho người tiêu dùng với giá khá mềm, chỉ từ 150.000-200.000 đồng/giỏ.
Hàng “nội” lên ngôi
Sau hàng loạt vụ việc các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc gây hại đến sức khỏe con người, người tiêu dùng trong nước lo ngại tránh dùng hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Đây chính là cơ hội để bánh kẹo trong nước "đổi ngôi" trong dịp Tết Nguyên Đán này.
Hiện nay, các doanh nghiệp bánh kẹo lớn như Kinh Đô, Hải Hà, Vinabico, Bibica, SNFood... đều dự trữ hàng và đưa ra sản phẩm mới nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng dịp Tết sắp tới.
Đại diện hãng Kinh Đô cho biết, sắp tới, hãng sẽ đưa ra thị trường khoảng 30 triệu hộp bánh kẹo các loại phục vụ trong dịp Tết, tăng khoảng 15% so với Tết năm 2009. Đặc biệt, Kinh Đô còn tập trung khai thác dòng sản phẩm cao cấp với khoảng 1,5 triệu hộp, tăng 50% so với cùng kì năm ngoái.
Công ty Vinabico cũng đưa ra hai dòng sản phẩm bánh mứt Tết, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Chủ cửa hàng bánh kẹo 75 Tô Hiến Thành cho biết: "Qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, người tiêu dùng trong nước có xu hướng giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao nên hàng trong nước được tiêu thụ khá mạnh, đặc biệt là của các hãng uy tín, chất lượng đảm bảo. Hàng ngoại chỉ chiếm khoảng 20% đến 25% lượng tiêu thụ do có giá cao hơn giá trong nước".
Theo nhiều chủ cửa hàng, việc các doanh nghiệp tập trung đầu tư cho chất lượng sản phẩm cũng như chăm chút cho mẫu mã, bao bì đẹp mắt không kém gì hàng ngoại đã thu hút sức mua lớn của người tiêu dùng cho sản phẩm trong nước, khiến bánh kẹo trong nước đủ sức cạnh tranh và đang có ưu thế lấn át hàng ngoại nhập.
Chị Lê Thị Lý, khách mua bánh kẹo tại Hàng Buồm cho biết: "Hiện nay, vì các sản phẩm của Trung Quốc mặc dù giá rẻ nhưng không đảm bảo chất lượng nên tôi đã chọn mua các sản phẩm uy tín trong nước. Nếu có thắc mắc về chất lượng hay giá của sản phẩm thì tôi có thể liên hệ trực tiếp với các nhà sản xuất để được giải đáp".
Ngoài việc có tem nhãn và xuất xứ rõ ràng, các sản phẩm trong nước còn được người tiêu dùng tin cậy nhờ vào chất lượng đảm bảo, mẫu mã đa dạng, bắt mắt, mà giá thành lại rẻ hơn hàng ngoại. Đây chính là những yếu tố quan trọng giúp hàng nội đang dần chiếm ngôi hàng ngoại nhập trên thị trường Tết Nguyên Đán 2010./.
Đây cũng là dịp người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý phân biệt giữa những sản phẩm uy tín, chất lượng cao được sản xuất trong nước, nhập ngoại với những sản phẩm nhập lậu không xuất xứ, làm nhái kém chất lượng.
Hàng kém chất lượng vẫn tràn ngập
Tại chợ Đồng Xuân và các phố chuyên bán bánh kẹo Hàng Buồm, Hàng Giầy, Nguyễn Siêu, Mã Mây... các loại bánh kẹo không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn được bày bán tràn lan với giá rẻ.
Các chủ cửa hàng trên phố Hàng Giầy, Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân cho biết đây là hàng “Tàu”. Mặt hàng này chiếm đến 80%-85% thị trường, giá rất rẻ và được tiêu thụ mạnh.
Tại chợ Đồng Xuân, chợ Bắc Qua, bánh kẹo không rõ nguồn gốc, không tem nhãn được xếp la liệt trong các rổ nhựa, đựng trong những túi nylon không bao bì xếp trên nền xi măng. Cá biệt, nhiều loại bánh kẹo đã bị chảy nước hoặc hư hỏng do quá trình vận chuyển vẫn được bày bán công khai.
Những loại bánh kẹo này có giá rẻ hơn nhiều so với các loại bánh kẹo trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu chính ngạch. Cụ thể, kẹo cân có giá từ 30.000 đồng/kg đến 70.000 đồng/kg, kẹo có nhân sôcôla hoặc được bọc bên ngoài có giá từ 100.000 đồng/kg đến 120.000 đồng/kg.
Theo các chủ cửa hàng bánh kẹo, do giá đường tăng cao, từ 21.000-22.000 đồng/kg, nha làm nguyên liệu chính sản xuất kẹo tăng 20% so với tháng 11/2009, dầu thực vật cũng tăng 20% đã đẩy giá bánh kẹo tăng từ 5-10% so với tháng trước.
Dù giá tăng nhưng sức mua vẫn khá lớn, tăng khoảng 30% so với những tháng cuối năm 2009 và chủ yếu tập trung vào những khách hàng mua buôn đến từ các tỉnh thành ngoài Hà Nội.
Ngoài khách từ các tỉnh về nhập hàng, chị Nguyễn Thị Thoa, chủ cửa hàng bánh kẹo chợ Đồng Xuân còn cho biết, một số chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo nhỏ lẻ tại Hà Nội cũng nhập một lượng lớn hàng không tem nhãn này về nhằm làm giỏ quà biếu Tết, bán cho người tiêu dùng với giá khá mềm, chỉ từ 150.000-200.000 đồng/giỏ.
Hàng “nội” lên ngôi
Sau hàng loạt vụ việc các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc gây hại đến sức khỏe con người, người tiêu dùng trong nước lo ngại tránh dùng hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Đây chính là cơ hội để bánh kẹo trong nước "đổi ngôi" trong dịp Tết Nguyên Đán này.
Hiện nay, các doanh nghiệp bánh kẹo lớn như Kinh Đô, Hải Hà, Vinabico, Bibica, SNFood... đều dự trữ hàng và đưa ra sản phẩm mới nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng dịp Tết sắp tới.
Đại diện hãng Kinh Đô cho biết, sắp tới, hãng sẽ đưa ra thị trường khoảng 30 triệu hộp bánh kẹo các loại phục vụ trong dịp Tết, tăng khoảng 15% so với Tết năm 2009. Đặc biệt, Kinh Đô còn tập trung khai thác dòng sản phẩm cao cấp với khoảng 1,5 triệu hộp, tăng 50% so với cùng kì năm ngoái.
Công ty Vinabico cũng đưa ra hai dòng sản phẩm bánh mứt Tết, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Chủ cửa hàng bánh kẹo 75 Tô Hiến Thành cho biết: "Qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, người tiêu dùng trong nước có xu hướng giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao nên hàng trong nước được tiêu thụ khá mạnh, đặc biệt là của các hãng uy tín, chất lượng đảm bảo. Hàng ngoại chỉ chiếm khoảng 20% đến 25% lượng tiêu thụ do có giá cao hơn giá trong nước".
Theo nhiều chủ cửa hàng, việc các doanh nghiệp tập trung đầu tư cho chất lượng sản phẩm cũng như chăm chút cho mẫu mã, bao bì đẹp mắt không kém gì hàng ngoại đã thu hút sức mua lớn của người tiêu dùng cho sản phẩm trong nước, khiến bánh kẹo trong nước đủ sức cạnh tranh và đang có ưu thế lấn át hàng ngoại nhập.
Chị Lê Thị Lý, khách mua bánh kẹo tại Hàng Buồm cho biết: "Hiện nay, vì các sản phẩm của Trung Quốc mặc dù giá rẻ nhưng không đảm bảo chất lượng nên tôi đã chọn mua các sản phẩm uy tín trong nước. Nếu có thắc mắc về chất lượng hay giá của sản phẩm thì tôi có thể liên hệ trực tiếp với các nhà sản xuất để được giải đáp".
Ngoài việc có tem nhãn và xuất xứ rõ ràng, các sản phẩm trong nước còn được người tiêu dùng tin cậy nhờ vào chất lượng đảm bảo, mẫu mã đa dạng, bắt mắt, mà giá thành lại rẻ hơn hàng ngoại. Đây chính là những yếu tố quan trọng giúp hàng nội đang dần chiếm ngôi hàng ngoại nhập trên thị trường Tết Nguyên Đán 2010./.
Văn Xuyên-Đức Dũng (Vietnam+)