Thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn đầy sức hút nhờ quy mô thị trường và số lượng người tiêu dùng. Đó là nhận định của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ) trong báo cáo nghiên cứu về “Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm 2014.”
Tổ chức này cho rằng các kênh bán lẻ hiện đại sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển thị trường tiêu dùng tương lai tại Việt Nam.
Thống kê cho thấy mặc dù kinh tế khó khăn nhưng thị trường bán lẻ năm 2011 vẫn đạt quy mô khá, xấp xỉ 90 tỷ USD, đóng góp 15-16% GDP của cả nước.
Với khoảng 90 triệu dân nhưng toàn quốc mới chỉ có 638 siêu thị, 120 trung tâm thương mại và trên 1.000 cửa hàng tiện ích, nhiều chuyên gia cho rằng con số này chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Dự báo, từ nay đến năm 2014, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhất là khi người tiêu dùng đang có khuynh hướng chuyển sang mua sắm tại các siêu thị lớn và cửa hàng hiện đại.
Theo định hướng của Bộ Công Thương, vấn đề hàng đầu của ngành bán lẻ trong năm 2012 là hoàn thành quy hoạch và phát triển hệ thống phân phối, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu, từng bước phát triển hệ thống phân phối hiện đại tại các thành phố, đô thị lớn, trong đó ưu tiên hàng Việt Nam.
Như vậy, định hướng đối với thị trường bán lẻ năm 2012 và nhiều năm tới là phát triển bền vững, hỗ trợ hợp lý cho sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trước sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà bán lẻ nước ngoài trên thị trường nội địa.
Tuy nhiên, thị trường bán lẻ năm 2012 sẽ nhiều khó khăn, thách thức song vẫn là mảnh đất màu mỡ đầy sức hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Dư địa trên thị trường bán lẻ Việt Nam còn được khẳng định thông qua việc các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các thương hiệu bán lẻ lớn trong nước tiếp tục mở rộng chuỗi hệ thống phân phối hoặc quyết định đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Cụ thể, như Metro Cash & Cary mở thêm 10 trung tâm trong năm 2011 nâng tổng số 17 trung tâm đang hoạt động hiện nay; Parkson cũng tăng thêm bảy trung tâm mua sắm ở những thành phố lớn.
Còn Tập đoàn Casino (Pháp), chủ hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam đã khai trương Trung tâm Thương mại Big C Thanh Hóa cuối năm 2011 với tổng vốn đầu tư 14 triệu USD, nâng tổng số siêu thị của tập đoàn này lên con số 17 và theo kế hoạch đến năm 2013 sẽ nâng tổng số siêu thị Big C lên 29.
Ngoài ra, Tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản) đã quyết định đầu tư hơn 101 triệu USD vào Việt Nam với việc sẽ xây dựng một trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị mang thương hiệu Jusco trên cả nước.
Tập đoàn E- Mart (Hàn Quốc) đã ký kết thiết lập liên doanh bán lẻ với tập đoàn U&I tại Việt Nam với vốn đầu tư ban đầu 80 triệu USD và E-Mart Việt Nam dự kiến khởi động dự án đầu tiên vào giữa năm 2012.
Theo kế hoạch đến năm 2020, E-Mart Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống chuỗi 52 siêu thị, cửa hàng tại các đô thị lớn và tổng đầu tư sẽ tăng dần đến 1 tỷ USD.
Hay như Công ty Trách nhiệm hữu hạn FamilyMart Việt Nam, liên doanh giữa Tập đoàn Phú Thái (Việt Nam) với Tập đoàn Itochu và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Family (Nhật Bản) cho biết, hiện chuỗi FamilyMart đã đạt con số 16 cửa hàng, kể từ khi mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 12/2009 và theo kế hoạch, sẽ mở thêm 27 cửa hàng trong năm 2012.
Từ phía các nhà bán lẻ trong nước, dự kiến sắp tới Co.op Mart sẽ mở tiếp sáu siêu thị trong năm 2012 nâng tổng số siêu thị trong toàn hệ thống Co.opMart lên con số 57.
Hệ thống bán lẻ điện máy toàn quốc Dienmay.com sẽ mở thêm năm siêu thị nâng tổng số siêu thị trong hệ thống lên 12…
Các chuyên gia thương mại khuyến cáo, các doanh nghiệp trong nước cần nhanh chóng hoàn thiện từ nhân lực, hệ thống, các quy trình… nếu không hoàn thiện nhanh thì sẽ khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài nhiều kinh nghiệm quản lý, tiềm lực kinh tế lớn mạnh.
Tuy nhiên, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nghiên cứu thị trường, khảo sát mặt bằng, dân cư, tính toán hợp lý trước khi quyết định mở thêm siêu thị…
Đây cũng chính là bước đi cẩn trọng của nhiều doanh nghiệp hướng đến việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, phát triển tương xứng với tiềm năng trong bối cảnh kinh tế vẫn còn biến động./.
Tổ chức này cho rằng các kênh bán lẻ hiện đại sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển thị trường tiêu dùng tương lai tại Việt Nam.
Thống kê cho thấy mặc dù kinh tế khó khăn nhưng thị trường bán lẻ năm 2011 vẫn đạt quy mô khá, xấp xỉ 90 tỷ USD, đóng góp 15-16% GDP của cả nước.
Với khoảng 90 triệu dân nhưng toàn quốc mới chỉ có 638 siêu thị, 120 trung tâm thương mại và trên 1.000 cửa hàng tiện ích, nhiều chuyên gia cho rằng con số này chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Dự báo, từ nay đến năm 2014, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhất là khi người tiêu dùng đang có khuynh hướng chuyển sang mua sắm tại các siêu thị lớn và cửa hàng hiện đại.
Theo định hướng của Bộ Công Thương, vấn đề hàng đầu của ngành bán lẻ trong năm 2012 là hoàn thành quy hoạch và phát triển hệ thống phân phối, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu, từng bước phát triển hệ thống phân phối hiện đại tại các thành phố, đô thị lớn, trong đó ưu tiên hàng Việt Nam.
Như vậy, định hướng đối với thị trường bán lẻ năm 2012 và nhiều năm tới là phát triển bền vững, hỗ trợ hợp lý cho sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trước sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà bán lẻ nước ngoài trên thị trường nội địa.
Tuy nhiên, thị trường bán lẻ năm 2012 sẽ nhiều khó khăn, thách thức song vẫn là mảnh đất màu mỡ đầy sức hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Dư địa trên thị trường bán lẻ Việt Nam còn được khẳng định thông qua việc các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các thương hiệu bán lẻ lớn trong nước tiếp tục mở rộng chuỗi hệ thống phân phối hoặc quyết định đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Cụ thể, như Metro Cash & Cary mở thêm 10 trung tâm trong năm 2011 nâng tổng số 17 trung tâm đang hoạt động hiện nay; Parkson cũng tăng thêm bảy trung tâm mua sắm ở những thành phố lớn.
Còn Tập đoàn Casino (Pháp), chủ hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam đã khai trương Trung tâm Thương mại Big C Thanh Hóa cuối năm 2011 với tổng vốn đầu tư 14 triệu USD, nâng tổng số siêu thị của tập đoàn này lên con số 17 và theo kế hoạch đến năm 2013 sẽ nâng tổng số siêu thị Big C lên 29.
Ngoài ra, Tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản) đã quyết định đầu tư hơn 101 triệu USD vào Việt Nam với việc sẽ xây dựng một trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị mang thương hiệu Jusco trên cả nước.
Tập đoàn E- Mart (Hàn Quốc) đã ký kết thiết lập liên doanh bán lẻ với tập đoàn U&I tại Việt Nam với vốn đầu tư ban đầu 80 triệu USD và E-Mart Việt Nam dự kiến khởi động dự án đầu tiên vào giữa năm 2012.
Theo kế hoạch đến năm 2020, E-Mart Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống chuỗi 52 siêu thị, cửa hàng tại các đô thị lớn và tổng đầu tư sẽ tăng dần đến 1 tỷ USD.
Hay như Công ty Trách nhiệm hữu hạn FamilyMart Việt Nam, liên doanh giữa Tập đoàn Phú Thái (Việt Nam) với Tập đoàn Itochu và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Family (Nhật Bản) cho biết, hiện chuỗi FamilyMart đã đạt con số 16 cửa hàng, kể từ khi mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 12/2009 và theo kế hoạch, sẽ mở thêm 27 cửa hàng trong năm 2012.
Từ phía các nhà bán lẻ trong nước, dự kiến sắp tới Co.op Mart sẽ mở tiếp sáu siêu thị trong năm 2012 nâng tổng số siêu thị trong toàn hệ thống Co.opMart lên con số 57.
Hệ thống bán lẻ điện máy toàn quốc Dienmay.com sẽ mở thêm năm siêu thị nâng tổng số siêu thị trong hệ thống lên 12…
Các chuyên gia thương mại khuyến cáo, các doanh nghiệp trong nước cần nhanh chóng hoàn thiện từ nhân lực, hệ thống, các quy trình… nếu không hoàn thiện nhanh thì sẽ khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài nhiều kinh nghiệm quản lý, tiềm lực kinh tế lớn mạnh.
Tuy nhiên, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nghiên cứu thị trường, khảo sát mặt bằng, dân cư, tính toán hợp lý trước khi quyết định mở thêm siêu thị…
Đây cũng chính là bước đi cẩn trọng của nhiều doanh nghiệp hướng đến việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, phát triển tương xứng với tiềm năng trong bối cảnh kinh tế vẫn còn biến động./.
Uyên Hương (TTXVN)