Những ngày này, cả gia đình của em Linh Thị Bích Tuyến ở Cao Bằng đang sốt ruột như ngồi trên đống lửa.
Tuyến đăng ký thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Phát thanh-truyền hình, chuyên ngành Truyền hình, được 15,5 điểm. Là thí sinh người dân tộc, thuộc đối tượng ưu tiên 1, lại ở khu vực miền núi nên Tuyến được cộng số điểm ưu tiên tối đa là 3,5 điểm. Tổng điểm của em vì thế nâng lên thành 19 điểm. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn điểm chuẩn vào chuyên ngành Truyền hình nên Tuyến trượt nguyện vọng 1.
Với điểm số này, Tuyến có thể đăng ký vào nhiều trường với cơ hội đỗ cao hơn nhưng vì rất yêu thích Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tuyến đăng ký nguyện vọng 2 vào khoa Lịch sử Đảng của trường này. “Điểm xét tuyển là 18 điểm. Em chỉ hơn có 1 điểm thôi nên dù đã chọn ngành có chỉ tiêu tuyển nguyện vọng 2 lớn nhất trường, em vẫn rất lo lắng vì cơ hội đỗ khá mong manh,” Tuyến chia sẻ.
Từ ngày nộp hồ sơ, ngày nào cả nhà cũng túc trực trên mạng internet. Từ nhỏ chỉ đi học, không biết vào mạng internet nên Tuyến không biết cách để vào website của trường tra cứu. Mọi sự đều trông cậy vào bố mẹ. Hàng ngày, bố mẹ và Tuyến đều lên mạng để xem đã có bao nhiêu thí sinh đăng ký vào trường, rồi hồi hộp tìm tên con mình...
Do danh sách thí sinh nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền không chia theo từng khoa mà gộp chung cả trường nên sau khi tải danh sách xuống, cả nhà Tuyến lại phải ngồi tỉ mẩn lọc ra những thí sinh cùng mã ngành, lo lắng xem cái tên Linh Thị Bích Tuyến đang đứng ở vị trí thứ bao nhiêu.
“Tổng chỉ tiêu vào khoa Lịch sử Đảng là 30 sinh viên, hiện mới có 28 người nộp và điểm của em cũng xếp trên khoảng 5 bạn. Nhưng còn ngày nay và ngày mai, có thể nhiều bạn thấy cơ hội đỗ ở ngành này vẫn còn nên tiếp tục nộp hồ sơ thì em vẫn có nguy cơ bị loại. Cả nhà em đang nín thở chờ,” Tuyến lo lắng.
Tương tự, em Trần Khánh Linh, ở Kiến Xương, Thái Bình, cũng đang rất hồi hộp khi ngày kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng 2 đã cận kề. Linh được 14,5 điểm, đăng ký vào ngành Quản lý đất đai của Đại học Tài nguyên và Môi trường. Tổng chỉ tiêu của trường này ở hệ đại học là 413 em nhưng hiện danh sách cập nhật đến ngày 10/9 đã là 1.410 thí sinh đăng ký.
“Điểm số của em xếp tận thứ 753, nhưng em thấy chủ yếu các bạn đăng ký vào khoa Quản lý đất đai và Công nghệ kỹ thuật môi trường nên cơ hội đỗ của em càng mong manh hơn. Đấy là chưa kể danh sách trường công bố mới cập nhật đến ngày 10/9. Từ hôm đó đến hết ngày mai không biết còn bao nhiêu bạn đăng ký thêm nữa,” Linh lo lắng nói.
Thí sinh Lê Ngọc Sơn ở Quỳnh Phụ, Thái Bình cũng hốt hoảng khi nhìn thấy tên mình ở vị trí thứ 135 trong khi chỉ tiêu tuyển của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là 130 sinh viên. Sơn cuống cuồng tìm cách rút hồ sơ xét tuyển nhưng đành chịu vì khoảng cách từ Thái Bình đến Đà Nẵng quá xa.
Trong khi các thí sinh đã nộp hồ sơ sốt ruột chờ đợi thì với những em vẫn còn đang băn khoăn lựa chọn...
Ngày mai, 15/9, là ngày cuối cùng để thí sinh có thể đến các trường nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2. Thế nhưng, nếu không đỗ, các em vẫn còn có thể tiếp tục hy vọng ở nguyện vọng 3. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 3 của các trường sẽ bắt đầu từ ngày 20/9 đến hết ngày 10/10./.
Tuyến đăng ký thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Phát thanh-truyền hình, chuyên ngành Truyền hình, được 15,5 điểm. Là thí sinh người dân tộc, thuộc đối tượng ưu tiên 1, lại ở khu vực miền núi nên Tuyến được cộng số điểm ưu tiên tối đa là 3,5 điểm. Tổng điểm của em vì thế nâng lên thành 19 điểm. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn điểm chuẩn vào chuyên ngành Truyền hình nên Tuyến trượt nguyện vọng 1.
Với điểm số này, Tuyến có thể đăng ký vào nhiều trường với cơ hội đỗ cao hơn nhưng vì rất yêu thích Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tuyến đăng ký nguyện vọng 2 vào khoa Lịch sử Đảng của trường này. “Điểm xét tuyển là 18 điểm. Em chỉ hơn có 1 điểm thôi nên dù đã chọn ngành có chỉ tiêu tuyển nguyện vọng 2 lớn nhất trường, em vẫn rất lo lắng vì cơ hội đỗ khá mong manh,” Tuyến chia sẻ.
Từ ngày nộp hồ sơ, ngày nào cả nhà cũng túc trực trên mạng internet. Từ nhỏ chỉ đi học, không biết vào mạng internet nên Tuyến không biết cách để vào website của trường tra cứu. Mọi sự đều trông cậy vào bố mẹ. Hàng ngày, bố mẹ và Tuyến đều lên mạng để xem đã có bao nhiêu thí sinh đăng ký vào trường, rồi hồi hộp tìm tên con mình...
Do danh sách thí sinh nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền không chia theo từng khoa mà gộp chung cả trường nên sau khi tải danh sách xuống, cả nhà Tuyến lại phải ngồi tỉ mẩn lọc ra những thí sinh cùng mã ngành, lo lắng xem cái tên Linh Thị Bích Tuyến đang đứng ở vị trí thứ bao nhiêu.
“Tổng chỉ tiêu vào khoa Lịch sử Đảng là 30 sinh viên, hiện mới có 28 người nộp và điểm của em cũng xếp trên khoảng 5 bạn. Nhưng còn ngày nay và ngày mai, có thể nhiều bạn thấy cơ hội đỗ ở ngành này vẫn còn nên tiếp tục nộp hồ sơ thì em vẫn có nguy cơ bị loại. Cả nhà em đang nín thở chờ,” Tuyến lo lắng.
Tương tự, em Trần Khánh Linh, ở Kiến Xương, Thái Bình, cũng đang rất hồi hộp khi ngày kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng 2 đã cận kề. Linh được 14,5 điểm, đăng ký vào ngành Quản lý đất đai của Đại học Tài nguyên và Môi trường. Tổng chỉ tiêu của trường này ở hệ đại học là 413 em nhưng hiện danh sách cập nhật đến ngày 10/9 đã là 1.410 thí sinh đăng ký.
“Điểm số của em xếp tận thứ 753, nhưng em thấy chủ yếu các bạn đăng ký vào khoa Quản lý đất đai và Công nghệ kỹ thuật môi trường nên cơ hội đỗ của em càng mong manh hơn. Đấy là chưa kể danh sách trường công bố mới cập nhật đến ngày 10/9. Từ hôm đó đến hết ngày mai không biết còn bao nhiêu bạn đăng ký thêm nữa,” Linh lo lắng nói.
Thí sinh Lê Ngọc Sơn ở Quỳnh Phụ, Thái Bình cũng hốt hoảng khi nhìn thấy tên mình ở vị trí thứ 135 trong khi chỉ tiêu tuyển của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là 130 sinh viên. Sơn cuống cuồng tìm cách rút hồ sơ xét tuyển nhưng đành chịu vì khoảng cách từ Thái Bình đến Đà Nẵng quá xa.
Trong khi các thí sinh đã nộp hồ sơ sốt ruột chờ đợi thì với những em vẫn còn đang băn khoăn lựa chọn...
Ngày mai, 15/9, là ngày cuối cùng để thí sinh có thể đến các trường nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2. Thế nhưng, nếu không đỗ, các em vẫn còn có thể tiếp tục hy vọng ở nguyện vọng 3. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 3 của các trường sẽ bắt đầu từ ngày 20/9 đến hết ngày 10/10./.
Phạm Mai (Vietnam+)