Nguyễn Văn Đức, thí sinh điểm thi trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông cười tươi nói: “Em không ngờ đề dễ như thế. Các bạn trong phòng em đều làm được bài”.
Đứng bên cạnh Đức, cô bạn tên Dung cũng hớn hở: “Em ngồi chơi trong phòng thi 20 phút mới hết giờ. Đề thi ngắn, chỉ cần làm đến ba trang giấy là đủ.”
Giống như Dung, Minh, học sinh trường Trung học phổ thông Trần Quang Khải làm xong bài khá sớm. “Đề thi dễ và vừa sức. Em chỉ mất 45 phút để hoàn thành,” Minh chia sẻ.
Điểm thi trường Trung học phổ thông Quốc Oai B, huyện Quốc Oai, Hà Nội, thí sinh cũng phấn khởi vì làm được bài. Em Nguyễn Thị Cúc cho biết: “Đề thi sử năm nay bám sát chương trình học trong sách giáo khoa phù hợp với lực học của học sinh nên em làm hết.”
Nhiều học sinh sau khi ra khỏi phòng bàn luận sôi nổi về đề thi và kết quả bài làm được đến đâu. Em Trần Văn Định tay cầm đề thi, chụm đầu vào cùng với mấy bạn học cùng lớp để đánh giá đề thi. Theo Định, đề thi tốt nghiệp năm nay còn khó hơn thi thử trong trường. Tuy nhiên, nhiều bạn trong phòng thi của em đều làm được.
Cũng chung quan điểm với Định, em Phạm Thanh Giang cho rằng, đề thi năm nay không dài, chỉ cần học chăm học và nhớ được các sự kiện trong sách giáo khoa là có thể làm hết bài.
Tuy nhiên, phần lớn các thí sinh khi được hỏi đều than phiền về một ý trong câu 2 của phần thi chung cho tất cả thí sinh. Với nội dung "Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến, từ ngày 19/12/1946 đến 17/2/1947", câu hỏi này đã khiến không ít học sinh bất ngờ vì nhiều em đều cho rằng, đây là "câu hỏi lạ", không có trong chương trình ôn tập.
"Câu hỏi này không hề có trong chương trình ôn của bọn em, vậy nên đành bỏ," một học sinh lớp 12A6 trường Yên Viên rầu rầu tâm sự.
Mặc dù vẫn còn hai môn thi vào ngày mai mới kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng sau buổi thi chiều nay, rất nhiều thí sinh đã bàn nhau kế hoạch "xả hơi" sau 12 năm đèn sách vì nói như một nữ sinh tại điểm thi trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông, "thi xong môn lịch sử là có thể biết mình đỗ hay trượt, một cách kết thúc sớm kỳ thi tốt nghiệp năm nay"./.
Đứng bên cạnh Đức, cô bạn tên Dung cũng hớn hở: “Em ngồi chơi trong phòng thi 20 phút mới hết giờ. Đề thi ngắn, chỉ cần làm đến ba trang giấy là đủ.”
Giống như Dung, Minh, học sinh trường Trung học phổ thông Trần Quang Khải làm xong bài khá sớm. “Đề thi dễ và vừa sức. Em chỉ mất 45 phút để hoàn thành,” Minh chia sẻ.
Điểm thi trường Trung học phổ thông Quốc Oai B, huyện Quốc Oai, Hà Nội, thí sinh cũng phấn khởi vì làm được bài. Em Nguyễn Thị Cúc cho biết: “Đề thi sử năm nay bám sát chương trình học trong sách giáo khoa phù hợp với lực học của học sinh nên em làm hết.”
Nhiều học sinh sau khi ra khỏi phòng bàn luận sôi nổi về đề thi và kết quả bài làm được đến đâu. Em Trần Văn Định tay cầm đề thi, chụm đầu vào cùng với mấy bạn học cùng lớp để đánh giá đề thi. Theo Định, đề thi tốt nghiệp năm nay còn khó hơn thi thử trong trường. Tuy nhiên, nhiều bạn trong phòng thi của em đều làm được.
Cũng chung quan điểm với Định, em Phạm Thanh Giang cho rằng, đề thi năm nay không dài, chỉ cần học chăm học và nhớ được các sự kiện trong sách giáo khoa là có thể làm hết bài.
Tuy nhiên, phần lớn các thí sinh khi được hỏi đều than phiền về một ý trong câu 2 của phần thi chung cho tất cả thí sinh. Với nội dung "Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến, từ ngày 19/12/1946 đến 17/2/1947", câu hỏi này đã khiến không ít học sinh bất ngờ vì nhiều em đều cho rằng, đây là "câu hỏi lạ", không có trong chương trình ôn tập.
"Câu hỏi này không hề có trong chương trình ôn của bọn em, vậy nên đành bỏ," một học sinh lớp 12A6 trường Yên Viên rầu rầu tâm sự.
Mặc dù vẫn còn hai môn thi vào ngày mai mới kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng sau buổi thi chiều nay, rất nhiều thí sinh đã bàn nhau kế hoạch "xả hơi" sau 12 năm đèn sách vì nói như một nữ sinh tại điểm thi trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông, "thi xong môn lịch sử là có thể biết mình đỗ hay trượt, một cách kết thúc sớm kỳ thi tốt nghiệp năm nay"./.
Phạm Mai (Vietnam+)