Kết thúc môn đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng sáng nay, ngày 15/7, các thí sinh đều cho biết đề thi không quá khó.
Môn Lý, Sinh dễ hơn nhiều so với kỳ thi đại học
Bước ra khỏi cổng trường Cao đẳng Giao thông Vận tải, em Lê Văn Nam cười tươi khoe với mẹ đã hoàn thành rất tốt bài thi. “Đề không khó, chỉ cần học lực khá là có thể làm tốt,” Nam chia sẻ.
Đây cũng là nhận định của Hùng, thí sinh trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Theo Hùng, nếu như đề bài môn Vật lý của khối A thi vào đại học khiến không ít bạn khóc dở mếu dở vì không làm được thì môn Lý của kỳ thi cao đẳng lại khá nhẹ nhàng.
Vừa cất gọn các giấy tờ vào trong cặp, Hùng vừa vui vẻ nói: “Em làm xong trước thời gian và ước tính được khoảng 8 điểm. Em thấy các bạn trong phòng cũng cười rất tươi vì làm được bài.”
Còn với Nguyễn Thị Hương, thí sinh trường Cao đẳng Xây dựng thì “hy vọng đây là một cái kết suôn sẻ”. Cô sĩ tử này cho biết, trong đợt thi đại học, em đã dự thi vào Đại học Thương mại nhưng làm bài không tốt lắm. “Kỳ thi cao đẳng là hy vọng cuối cùng của em. Môn Lý em làm bài rất tốt. Mong rằng ‘đầu xuôi thì đuôi sẽ lọt,” Hương cười nói.
Làm tốt bài cũng là nhận định của các sĩ tử dự thi môn Sinh. Theo em Nguyễn Thị Thanh, quê Thái Bình vui vẻ nói: "Các bạn em đều cho biết làm bài môn Sinh rất tốt. Em chắc chắn được tối thiểu 8 điểm." Tuy nhiên, với Thanh, kỳ thi cao đẳng chỉ để cho vui. Cô thí sinh quê lúa này cũng không ngần ngại khoe: "Em đã thi khối B vào Đại học Y Thái Bình và làm bài rất tốt, em tin là mình sẽ đỗ dù điểm chuẩn năm ngoái của trường tương đối cao."
Trúng tủ với đề Văn
Khi ra khỏi phòng thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng nhiều thí sinh đều khá nhẹ nhõm về mức độ khó của đề Văn chung cả hai khối C và D đã xuống hẳn bậc so với thi đại học.
Học sinh Nguyễn Thị Liên (Hà Nội) cười tươi nói: “Ôn thi môn Văn, chúng em đã đoán rằng thế nào cũng có yêu cầu về tác phẩm liên quan đến Hà Nội vì năm nay kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Nhận định về đề thi Văn, cô Ngô Thị Lan Anh, giáo viên dạy Văn trường Trung học phổ thông Trần Phú-Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết: “Đề Văn cao đẳng dễ hơn đề thi đại học là đương nhiên nhưng nếu xem xét kỹ sẽ thấy đề vẫn chạm đến những miền khác nhau của chương trình.”
Cụ thể, câu yêu cầu học sinh nói ngắn gọn về cái tôi trữ trình trong bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu, theo cô Lan Anh câu hỏi này hơi khó so với quan niệm về câu hỏi phụ “gỡ điểm” trong bài thi.
Câu hỏi nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh phải viết về mối quan hệ giữa tài và đức trong 600 từ. Đợt thi đại học, đề Văn cũng có câu hỏi nghị luận về vấn đề đạo đức giả. Có thể thấy, đề thi tuyển sinh năm nay vẫn thuộc loại đề “già” so với mọi năm. Bởi vậy, nếu thi sinh không thực sự sắc sảo và có khả năng lập luận thì cũng khó làm tốt.
Câu ba, thí sinh có thể chọn đoạn thơ trong đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hoặc phần dành cho chương trình nâng cao là phát biểu cảm tưởng về một đoạn văn trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải. Ở phần này của đề, cô giáo Lan Anh đánh giá là rất vừa sức. "Riêng câu ba này chỉ ở tầm của đề thi tốt nghiệp," cô giáo này nói./.
Môn Lý, Sinh dễ hơn nhiều so với kỳ thi đại học
Bước ra khỏi cổng trường Cao đẳng Giao thông Vận tải, em Lê Văn Nam cười tươi khoe với mẹ đã hoàn thành rất tốt bài thi. “Đề không khó, chỉ cần học lực khá là có thể làm tốt,” Nam chia sẻ.
Đây cũng là nhận định của Hùng, thí sinh trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Theo Hùng, nếu như đề bài môn Vật lý của khối A thi vào đại học khiến không ít bạn khóc dở mếu dở vì không làm được thì môn Lý của kỳ thi cao đẳng lại khá nhẹ nhàng.
Vừa cất gọn các giấy tờ vào trong cặp, Hùng vừa vui vẻ nói: “Em làm xong trước thời gian và ước tính được khoảng 8 điểm. Em thấy các bạn trong phòng cũng cười rất tươi vì làm được bài.”
Còn với Nguyễn Thị Hương, thí sinh trường Cao đẳng Xây dựng thì “hy vọng đây là một cái kết suôn sẻ”. Cô sĩ tử này cho biết, trong đợt thi đại học, em đã dự thi vào Đại học Thương mại nhưng làm bài không tốt lắm. “Kỳ thi cao đẳng là hy vọng cuối cùng của em. Môn Lý em làm bài rất tốt. Mong rằng ‘đầu xuôi thì đuôi sẽ lọt,” Hương cười nói.
Làm tốt bài cũng là nhận định của các sĩ tử dự thi môn Sinh. Theo em Nguyễn Thị Thanh, quê Thái Bình vui vẻ nói: "Các bạn em đều cho biết làm bài môn Sinh rất tốt. Em chắc chắn được tối thiểu 8 điểm." Tuy nhiên, với Thanh, kỳ thi cao đẳng chỉ để cho vui. Cô thí sinh quê lúa này cũng không ngần ngại khoe: "Em đã thi khối B vào Đại học Y Thái Bình và làm bài rất tốt, em tin là mình sẽ đỗ dù điểm chuẩn năm ngoái của trường tương đối cao."
Trúng tủ với đề Văn
Khi ra khỏi phòng thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng nhiều thí sinh đều khá nhẹ nhõm về mức độ khó của đề Văn chung cả hai khối C và D đã xuống hẳn bậc so với thi đại học.
Học sinh Nguyễn Thị Liên (Hà Nội) cười tươi nói: “Ôn thi môn Văn, chúng em đã đoán rằng thế nào cũng có yêu cầu về tác phẩm liên quan đến Hà Nội vì năm nay kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Nhận định về đề thi Văn, cô Ngô Thị Lan Anh, giáo viên dạy Văn trường Trung học phổ thông Trần Phú-Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết: “Đề Văn cao đẳng dễ hơn đề thi đại học là đương nhiên nhưng nếu xem xét kỹ sẽ thấy đề vẫn chạm đến những miền khác nhau của chương trình.”
Cụ thể, câu yêu cầu học sinh nói ngắn gọn về cái tôi trữ trình trong bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu, theo cô Lan Anh câu hỏi này hơi khó so với quan niệm về câu hỏi phụ “gỡ điểm” trong bài thi.
Câu hỏi nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh phải viết về mối quan hệ giữa tài và đức trong 600 từ. Đợt thi đại học, đề Văn cũng có câu hỏi nghị luận về vấn đề đạo đức giả. Có thể thấy, đề thi tuyển sinh năm nay vẫn thuộc loại đề “già” so với mọi năm. Bởi vậy, nếu thi sinh không thực sự sắc sảo và có khả năng lập luận thì cũng khó làm tốt.
Câu ba, thí sinh có thể chọn đoạn thơ trong đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hoặc phần dành cho chương trình nâng cao là phát biểu cảm tưởng về một đoạn văn trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải. Ở phần này của đề, cô giáo Lan Anh đánh giá là rất vừa sức. "Riêng câu ba này chỉ ở tầm của đề thi tốt nghiệp," cô giáo này nói./.
Nhóm PV (Vietnam+)