Lại sắp đến một mùa thi Hoa hậu. Phóng viên Việtnam+ tìm đến người đã khởi xướng và đứng đầu 11 cuộc thi hoa hậu lớn nhất ở Việt Nam - nhà thơ-nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Tiền phong, ông Dương Xuân Nam.
Gặp ông tại nhà riêng, tôi nhận thấy ông khác ấn tượng của tôi ở những lần gặp trước, hồi đó ông hơi căng thẳng và có phần tiết chế cảm xúc.
- Về nghỉ nên nhìn anh khỏe và thoải mái quá! Sắp đến mùa thi Hoa hậu rồi người ta có mời anh làm cố vấn không?
Ông Dương Xuân Nam: Mình cần nghỉ cho thoải mái. Căng thẳng và đảm đương thế cũng lâu rồi. Cũng có người đứng đầu cuộc thi đến mời. Đến tận hai lần đấy. Nhưng mình chỉ giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm như bạn bè giúp nhau thôi. Chứ mình không nhận một danh nghĩa chính thức nào.
- Anh là người có đủ thực tế nhất để trả lời câu hỏi sau: Điểm khó nhất trong việc tổ chức thi hoa hậu là gì?
Ông Dương Xuân Nam: Tổ chức thi hoa hậu như là “Tìm chim trên trời, chọn cá dưới nước.” Làm sao phải chọn được hoa hậu xứng đáng nhất cho cuộc thi. Phải tuyên truyền thế nào, thể lệ ra làm sao để có đông đảo cô gái đẹp đến thì cuộc thi mới có chất lượng.
Và từ đó chọn người đẹp nhất trong số họ. Hoa hậu lại vừa phải đẹp về hình thể, vừa phải đẹp về trí tuệ, tâm hồn. Khó lắm! Trời hiếm khi cho ai tất cả. Có cô thông minh lại không được đẹp và ngược lại. Thực tế là ở tuổi còn trẻ như thế, các cô gái rất khó mà hoàn thiện như mong muốn của chúng ta.
- Nếu đánh giá lại mười cuộc thi Hoa hậu trong nước và một cuộc thi Hoa hậu thế giới Người Việt thì anh thấy cuộc nào thành công nhất?
Ông Dương Xuân Nam: Cuộc nào cũng có những thành công của nó cũng như những điều đáng tiếc phải rút kinh nghiệm. Nhưng nếu nói thành công nhất thì là cuộc thi đầu tiên năm 1988 vì nó là cuộc thi có ý nghĩa mở đầu, có nó thì mới có những cuộc thi sau này.
- Hoa hậu thế giới Người Việt cũng phải được coi là nhất chứ? Nó cũng là một cuộc thi mở đầu khá tốt đẹp?
Ông Dương Xuân Nam: Nhất là ở ý nghĩa liên kết được người Việt Nam trên toàn thế giới. Hoạt động văn hóa này có một sức mạnh ghê gớm. Nó tạo ra được tiếng nói chung cho tất cả mọi người, xóa mọi khoảng cách. Vì còn có sự khác nhau về quan điểm chính trị, hoặc chưa hiểu đúng về Việt Nam hiện nay. Có câu: “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” mà.
- Những thành công của anh trong suốt 20 năm ai cũng biết, nhưng cũng có việc chưa thành công và gây điều tiếng từ đó, nghĩ lại anh thấy thế nào?
Ông Dương Xuân Nam: Mình thấy cho dù là người tốt, làm điều tốt mà chưa chắc đã thành công. Yếu tố thời vận quan trọng lắm. Trong mỗi số phận cá nhân và trong cả những việc quốc gia đại sự còn có cái gọi là thời vận mà. Ai cũng có lúc không gặp may mắn.
- Ví dụ như việc hoa hậu Trần Thị Thùy Dung phải không ạ?
Ông Dương Xuân Nam: Việc này mình đã trả lời báo chí nhiều lần, cho đến bây giờ mình vẫn giữ quan điểm: Bỏ điều kiện tốt nghiệp phổ thông trung học, thay bằng có trình độ phổ thông trung học trong quy chế thi người đẹp, để mở rộng đối tượng dự thi trong hoàn cảnh thực tế ở nước ta, như vậy mới có nhiều người đẹp dự thi, qua đó mới chọn được hoa hậu xứng đáng; với lại đây có phải là thi đại học đâu mà cần bằng cấp!
- Thế nên nhiều người cho rằng hoa hậu Mai Phương Thúy may mắn vì dù bất thành văn mà như được nối dài “hai nhiệm kỳ” đương kim hoa hậu. Các cuộc tiếp xúc trong các hoạt động văn hóa, các hợp đồng quảng cáo và nhiều việc của đương kim hoa hậu đã hướng về Mai Phương Thúy suốt 4 năm?
Ông Dương Xuân Nam: …(cười)
- Nếu đánh giá trong 11 hoa hậu, anh thấy ai là người có tình nghĩa nhất với báo Tiền Phong, với anh, cũng là nhà tổ chức cho họ được vinh danh?
Ông Dương Xuân Nam: Nhiều chứ, như Diệu Hoa, Thu Thủy, Bích Phương, Hà Kiều Anh... Các bạn ấy đều được sinh ra trong những gia đình có nề nếp, có truyền thống về văn hóa và tri thức.
- Thế nên việc chọn hoa hậu của một cuộc thi cũng cần chọn nguồn gốc xuất thân?
Ông Dương Xuân Nam: Hoàn toàn không. Không có một sự phân biệt nào như thế. Đó là cảm nhận về sau thôi. Chứ trong mỗi cuộc thi thì phải mở rộng mọi điều kiện thì cuộc thi mới thành công.
- Còn việc đã có những điều tiếng về đời tư của một số hoa hậu, anh nghĩ sao?
Ông Dương Xuân Nam: Khi Ban giám khảo chọn họ là hoa hậu, người đẹp ấy mới chỉ là cô gái khoảng 18 tuổi. Làm sao biết trước sau này cô ta sẽ ra sao. Đến chúng ta còn không nói trước được điều gì. Phải đến khi nằm trong quan tài thì mới chắc về cuộc đời mình chứ.
Ai mà không vấp váp trong cuộc đời này. Cũng có hoa hậu vấp váp trong sự trong sáng như Thu Thủy. Ngay cả Bích Phương cũng có vấp váp đấy chứ nhưng là vấp váp trong sáng. Vì trong cuộc sống cũng có thành công không trong sáng mà!
- Việc 20 năm liên tục tổ chức 11 cuộc thi hoa hậu, nếu có người nghĩ anh là người không trong sáng hoặc có thiên vị, tình ý gì với những người đẹp thì sao?
Ông Dương Xuân Nam: Khi tổ chức các kỳ thi Hoa hậu như thế, mình nghĩ mình cũng là người của công chúng nên phải chấp nhận. Người của công chúng thì được hưởng và phải chịu rất nhiều búa rìu dư luận.
Quan niệm của mình là: Không phải anh nghĩ tốt cho tôi mà tôi tốt lên, cũng không phải anh nghĩ xấu về tôi mà tôi xấu đi. Mình thế nào mình phải biết và “nhất kiến” chứ. Có điều, nếu anh không hiểu thì tôi cố để anh hiểu. Còn cứ cố tình ác ý thì coi như tôi không để tâm mà “đại xá” cho anh luôn.
Ngay như việc của Thùy Dung mà người ta còn chắc chắn rằng mình đang tìm hoa hậu làm con dâu cho nhà mình. Tháng Giêng năm nay, con trai mình cưới vợ, có người nhận thiếp cưới còn hỏi thẳng: Thế không phải cô dâu là hoa hậu à? (cười)
- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!
Gặp ông tại nhà riêng, tôi nhận thấy ông khác ấn tượng của tôi ở những lần gặp trước, hồi đó ông hơi căng thẳng và có phần tiết chế cảm xúc.
- Về nghỉ nên nhìn anh khỏe và thoải mái quá! Sắp đến mùa thi Hoa hậu rồi người ta có mời anh làm cố vấn không?
Ông Dương Xuân Nam: Mình cần nghỉ cho thoải mái. Căng thẳng và đảm đương thế cũng lâu rồi. Cũng có người đứng đầu cuộc thi đến mời. Đến tận hai lần đấy. Nhưng mình chỉ giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm như bạn bè giúp nhau thôi. Chứ mình không nhận một danh nghĩa chính thức nào.
- Anh là người có đủ thực tế nhất để trả lời câu hỏi sau: Điểm khó nhất trong việc tổ chức thi hoa hậu là gì?
Ông Dương Xuân Nam: Tổ chức thi hoa hậu như là “Tìm chim trên trời, chọn cá dưới nước.” Làm sao phải chọn được hoa hậu xứng đáng nhất cho cuộc thi. Phải tuyên truyền thế nào, thể lệ ra làm sao để có đông đảo cô gái đẹp đến thì cuộc thi mới có chất lượng.
Và từ đó chọn người đẹp nhất trong số họ. Hoa hậu lại vừa phải đẹp về hình thể, vừa phải đẹp về trí tuệ, tâm hồn. Khó lắm! Trời hiếm khi cho ai tất cả. Có cô thông minh lại không được đẹp và ngược lại. Thực tế là ở tuổi còn trẻ như thế, các cô gái rất khó mà hoàn thiện như mong muốn của chúng ta.
- Nếu đánh giá lại mười cuộc thi Hoa hậu trong nước và một cuộc thi Hoa hậu thế giới Người Việt thì anh thấy cuộc nào thành công nhất?
Ông Dương Xuân Nam: Cuộc nào cũng có những thành công của nó cũng như những điều đáng tiếc phải rút kinh nghiệm. Nhưng nếu nói thành công nhất thì là cuộc thi đầu tiên năm 1988 vì nó là cuộc thi có ý nghĩa mở đầu, có nó thì mới có những cuộc thi sau này.
- Hoa hậu thế giới Người Việt cũng phải được coi là nhất chứ? Nó cũng là một cuộc thi mở đầu khá tốt đẹp?
Ông Dương Xuân Nam: Nhất là ở ý nghĩa liên kết được người Việt Nam trên toàn thế giới. Hoạt động văn hóa này có một sức mạnh ghê gớm. Nó tạo ra được tiếng nói chung cho tất cả mọi người, xóa mọi khoảng cách. Vì còn có sự khác nhau về quan điểm chính trị, hoặc chưa hiểu đúng về Việt Nam hiện nay. Có câu: “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” mà.
- Những thành công của anh trong suốt 20 năm ai cũng biết, nhưng cũng có việc chưa thành công và gây điều tiếng từ đó, nghĩ lại anh thấy thế nào?
Ông Dương Xuân Nam: Mình thấy cho dù là người tốt, làm điều tốt mà chưa chắc đã thành công. Yếu tố thời vận quan trọng lắm. Trong mỗi số phận cá nhân và trong cả những việc quốc gia đại sự còn có cái gọi là thời vận mà. Ai cũng có lúc không gặp may mắn.
- Ví dụ như việc hoa hậu Trần Thị Thùy Dung phải không ạ?
Ông Dương Xuân Nam: Việc này mình đã trả lời báo chí nhiều lần, cho đến bây giờ mình vẫn giữ quan điểm: Bỏ điều kiện tốt nghiệp phổ thông trung học, thay bằng có trình độ phổ thông trung học trong quy chế thi người đẹp, để mở rộng đối tượng dự thi trong hoàn cảnh thực tế ở nước ta, như vậy mới có nhiều người đẹp dự thi, qua đó mới chọn được hoa hậu xứng đáng; với lại đây có phải là thi đại học đâu mà cần bằng cấp!
- Thế nên nhiều người cho rằng hoa hậu Mai Phương Thúy may mắn vì dù bất thành văn mà như được nối dài “hai nhiệm kỳ” đương kim hoa hậu. Các cuộc tiếp xúc trong các hoạt động văn hóa, các hợp đồng quảng cáo và nhiều việc của đương kim hoa hậu đã hướng về Mai Phương Thúy suốt 4 năm?
Ông Dương Xuân Nam: …(cười)
- Nếu đánh giá trong 11 hoa hậu, anh thấy ai là người có tình nghĩa nhất với báo Tiền Phong, với anh, cũng là nhà tổ chức cho họ được vinh danh?
Ông Dương Xuân Nam: Nhiều chứ, như Diệu Hoa, Thu Thủy, Bích Phương, Hà Kiều Anh... Các bạn ấy đều được sinh ra trong những gia đình có nề nếp, có truyền thống về văn hóa và tri thức.
- Thế nên việc chọn hoa hậu của một cuộc thi cũng cần chọn nguồn gốc xuất thân?
Ông Dương Xuân Nam: Hoàn toàn không. Không có một sự phân biệt nào như thế. Đó là cảm nhận về sau thôi. Chứ trong mỗi cuộc thi thì phải mở rộng mọi điều kiện thì cuộc thi mới thành công.
- Còn việc đã có những điều tiếng về đời tư của một số hoa hậu, anh nghĩ sao?
Ông Dương Xuân Nam: Khi Ban giám khảo chọn họ là hoa hậu, người đẹp ấy mới chỉ là cô gái khoảng 18 tuổi. Làm sao biết trước sau này cô ta sẽ ra sao. Đến chúng ta còn không nói trước được điều gì. Phải đến khi nằm trong quan tài thì mới chắc về cuộc đời mình chứ.
Ai mà không vấp váp trong cuộc đời này. Cũng có hoa hậu vấp váp trong sự trong sáng như Thu Thủy. Ngay cả Bích Phương cũng có vấp váp đấy chứ nhưng là vấp váp trong sáng. Vì trong cuộc sống cũng có thành công không trong sáng mà!
- Việc 20 năm liên tục tổ chức 11 cuộc thi hoa hậu, nếu có người nghĩ anh là người không trong sáng hoặc có thiên vị, tình ý gì với những người đẹp thì sao?
Ông Dương Xuân Nam: Khi tổ chức các kỳ thi Hoa hậu như thế, mình nghĩ mình cũng là người của công chúng nên phải chấp nhận. Người của công chúng thì được hưởng và phải chịu rất nhiều búa rìu dư luận.
Quan niệm của mình là: Không phải anh nghĩ tốt cho tôi mà tôi tốt lên, cũng không phải anh nghĩ xấu về tôi mà tôi xấu đi. Mình thế nào mình phải biết và “nhất kiến” chứ. Có điều, nếu anh không hiểu thì tôi cố để anh hiểu. Còn cứ cố tình ác ý thì coi như tôi không để tâm mà “đại xá” cho anh luôn.
Ngay như việc của Thùy Dung mà người ta còn chắc chắn rằng mình đang tìm hoa hậu làm con dâu cho nhà mình. Tháng Giêng năm nay, con trai mình cưới vợ, có người nhận thiếp cưới còn hỏi thẳng: Thế không phải cô dâu là hoa hậu à? (cười)
- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)