Ngày 16/1, tại Hà Nội, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã họp bàn cùng đại diện Sở Nông nghiệp các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định và một số doanh nghiệp về việc thí điểm triển khai cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa vụ Xuân 2012.
Các đại biểu đều nhất trí với việc triển khai thí điểm xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình và Nam Định.
Đây là những địa phương được đánh giá có phong trào trào dồn điền đổi thửa tốt và có nhiều diện tích sản xuất lúa thâm canh và lúa chất lượng cao.
Cục Trồng Trọt cho biết tiêu chí để xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở các tỉnh phía Bắc là phải phù hợp với quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn của địa phương, đồng thời có điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu thủy văn phù hợp.
Quy mô diện tích tối thiểu là 50ha/mô hình, có hệ thống giao thông, thủy lợi thuận lợi cho sản xuất lúa và áp dụng cơ giới hóa. Nông dân tự nguyện tham gia, được đảm bảo quyền lợi và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình triển khai.
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đã được triển khai thí điểm trong vụ Hè Thu 2011 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh, với hơn 7.800ha và 6.400 hộ nông dân tham gia.
Theo đánh giá chung của các địa phương, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đã góp phần làm giảm giá thành sản xuất, giảm số lần phun thuốc, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Cùng với đó đã xuất hiện những mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đem lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp và nông dân.
Triển khai vụ Đông Xuân 2011-2012, hầu hết các thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã đăng ký tiếp tục triển khai “cánh đồng mẫu lớn” với 16.180ha, và các tỉnh Đông Nam bộ với 2.700 ha./.
Các đại biểu đều nhất trí với việc triển khai thí điểm xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình và Nam Định.
Đây là những địa phương được đánh giá có phong trào trào dồn điền đổi thửa tốt và có nhiều diện tích sản xuất lúa thâm canh và lúa chất lượng cao.
Cục Trồng Trọt cho biết tiêu chí để xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở các tỉnh phía Bắc là phải phù hợp với quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn của địa phương, đồng thời có điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu thủy văn phù hợp.
Quy mô diện tích tối thiểu là 50ha/mô hình, có hệ thống giao thông, thủy lợi thuận lợi cho sản xuất lúa và áp dụng cơ giới hóa. Nông dân tự nguyện tham gia, được đảm bảo quyền lợi và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình triển khai.
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đã được triển khai thí điểm trong vụ Hè Thu 2011 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh, với hơn 7.800ha và 6.400 hộ nông dân tham gia.
Theo đánh giá chung của các địa phương, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đã góp phần làm giảm giá thành sản xuất, giảm số lần phun thuốc, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Cùng với đó đã xuất hiện những mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đem lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp và nông dân.
Triển khai vụ Đông Xuân 2011-2012, hầu hết các thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã đăng ký tiếp tục triển khai “cánh đồng mẫu lớn” với 16.180ha, và các tỉnh Đông Nam bộ với 2.700 ha./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)