Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương, bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 6 để chỉ đạo, đối phó kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Chiều 2/10, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã bàn các biện pháp đối phó với cơn bão số 6 và tình hình lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan trong việc đối phó với bão lũ; kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền, không để người dân tự ý ra khơi đánh bắt cá. Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực (EVN) kiểm tra chất lượng các hồ chứa, theo dõi thông tin để xử lý chính xác công tác điều tiết các hồ chứa.
Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 5, Phó Thủ tướng nhấn mạnh các địa phương phải xác định vùng chịu ảnh hưởng của bão để triển khai công tác ứng phó, đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Các tỉnh, thành phố cần xử lý, răn đe những trường hợp không chấp hành quyết định sơ tán dân.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tập trung lực lượng, phương tiện để gia cố bờ bao bảo vệ diện tích lúa vụ 3; đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp. Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 6. Riêng tỉnh Quảng Bình tập trung chỉ đạo theo dõi diễn biến để chủ động đối phó với lũ trên sông Gianh.
Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác đối phó với bão số 5 và lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long của các bộ, ngành, địa phương; nhờ đó, đã làm giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản.
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết để đối phó với cơn bão số 5, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tuyến biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định duy trì 3.415 cán bộ, chiến sỹ cùng 252 phương tiện các loại thường trực, tham gia xử lý các tình huống.
Các địa phương phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kêu gọi được 32.069 tàu, thuyền với 145.487 người và 3.006 lồng bè, lều chòi với 5.694 người vào nơi tránh trú.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã chỉ đạo bằng mọi biện pháp tranh thủ thu hoạch lúa Hè Thu. Tỉnh Nghệ An đã thu hoạch được 42.500ha/96.000ha; Hà Tĩnh thu hoạch 22.700ha/41.190ha; Quảng Trị thu hoạch được 12.000 ha/23.700ha. Các địa phương đã tổ chức sơ tán được 24.267 người; trong đó, tỉnh Quảng Ninh là 205 người, Hải Phòng 12.524 người, Thái Bình 4.538 người và Nam Định 7.000 người.
Nhằm đối phó với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang đã thành lập 38 điểm trông giữ trẻ với 1.380 cháu đến lớp; củng cố lực lượng cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn với 502 chốt, điểm; tăng cường phương tiện áo phao cứu sinh. Từ đầu đợt lũ đến nay, tỉnh đã huy động các lực lượng với hơn 11.000 lượt người tham gia gia cố 350km đê, bờ bao để bảo vệ hơn 130.000ha lúa vụ 3 đang trong thời kỳ sinh trưởng.
Tỉnh Đồng Tháp đã huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sỹ bộ đội, công an hỗ trợ các huyện, thị xã gia cố đê bao chống lũ bảo vệ hơn 30.000ha lúa vụ 3; chỉ đạo thu hoạch được 73.454 ha/98.818ha lúa Thu Đông; cho phép 87 điểm trường (474 lớp) với 11.705 học sinh các cấp nghỉ học để tránh lũ. Thành phố Cần Thơ đã thu hoạch được 31.080/54.363 ha lúa Thu Đông. Hiện các địa phương tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện để gia cố bờ bao bảo vệ.
Theo báo cáo nhanh của các địa phương, hiện vẫn chưa có thiệt hại về người chết và mất tích do bão số 5. Tỉnh Quảng Ninh có 293 nhà ở bị tốc mái; 11 tàu thuyền và 33 bè mảng, chòi canh nuôi trồng thủy sản bị vỡ, chìm; 1.699ha lúa bị ngập đổ. thành phố Hải Phòng có gần 10.000ha lúa bị ngập, đổ.
Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đã làm 8 người chết, trong đó có 5 trẻ em; 13.421 căn nhà bị ngập; lúa vụ 3 bị thiệt hại là 4.256ha./.
Chiều 2/10, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã bàn các biện pháp đối phó với cơn bão số 6 và tình hình lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan trong việc đối phó với bão lũ; kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền, không để người dân tự ý ra khơi đánh bắt cá. Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực (EVN) kiểm tra chất lượng các hồ chứa, theo dõi thông tin để xử lý chính xác công tác điều tiết các hồ chứa.
Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 5, Phó Thủ tướng nhấn mạnh các địa phương phải xác định vùng chịu ảnh hưởng của bão để triển khai công tác ứng phó, đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Các tỉnh, thành phố cần xử lý, răn đe những trường hợp không chấp hành quyết định sơ tán dân.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tập trung lực lượng, phương tiện để gia cố bờ bao bảo vệ diện tích lúa vụ 3; đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp. Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 6. Riêng tỉnh Quảng Bình tập trung chỉ đạo theo dõi diễn biến để chủ động đối phó với lũ trên sông Gianh.
Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác đối phó với bão số 5 và lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long của các bộ, ngành, địa phương; nhờ đó, đã làm giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản.
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết để đối phó với cơn bão số 5, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tuyến biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định duy trì 3.415 cán bộ, chiến sỹ cùng 252 phương tiện các loại thường trực, tham gia xử lý các tình huống.
Các địa phương phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kêu gọi được 32.069 tàu, thuyền với 145.487 người và 3.006 lồng bè, lều chòi với 5.694 người vào nơi tránh trú.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã chỉ đạo bằng mọi biện pháp tranh thủ thu hoạch lúa Hè Thu. Tỉnh Nghệ An đã thu hoạch được 42.500ha/96.000ha; Hà Tĩnh thu hoạch 22.700ha/41.190ha; Quảng Trị thu hoạch được 12.000 ha/23.700ha. Các địa phương đã tổ chức sơ tán được 24.267 người; trong đó, tỉnh Quảng Ninh là 205 người, Hải Phòng 12.524 người, Thái Bình 4.538 người và Nam Định 7.000 người.
Nhằm đối phó với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang đã thành lập 38 điểm trông giữ trẻ với 1.380 cháu đến lớp; củng cố lực lượng cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn với 502 chốt, điểm; tăng cường phương tiện áo phao cứu sinh. Từ đầu đợt lũ đến nay, tỉnh đã huy động các lực lượng với hơn 11.000 lượt người tham gia gia cố 350km đê, bờ bao để bảo vệ hơn 130.000ha lúa vụ 3 đang trong thời kỳ sinh trưởng.
Tỉnh Đồng Tháp đã huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sỹ bộ đội, công an hỗ trợ các huyện, thị xã gia cố đê bao chống lũ bảo vệ hơn 30.000ha lúa vụ 3; chỉ đạo thu hoạch được 73.454 ha/98.818ha lúa Thu Đông; cho phép 87 điểm trường (474 lớp) với 11.705 học sinh các cấp nghỉ học để tránh lũ. Thành phố Cần Thơ đã thu hoạch được 31.080/54.363 ha lúa Thu Đông. Hiện các địa phương tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện để gia cố bờ bao bảo vệ.
Theo báo cáo nhanh của các địa phương, hiện vẫn chưa có thiệt hại về người chết và mất tích do bão số 5. Tỉnh Quảng Ninh có 293 nhà ở bị tốc mái; 11 tàu thuyền và 33 bè mảng, chòi canh nuôi trồng thủy sản bị vỡ, chìm; 1.699ha lúa bị ngập đổ. thành phố Hải Phòng có gần 10.000ha lúa bị ngập, đổ.
Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đã làm 8 người chết, trong đó có 5 trẻ em; 13.421 căn nhà bị ngập; lúa vụ 3 bị thiệt hại là 4.256ha./.
Lưu Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)