Theo chân trai làng ngoại thành Hà Nội đi bắt chuột đồng
Chỉ với cuốc và một thùng nước đầy, những thanh niên xã Cao Dương, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã có thể săn hàng cân chuột ngay tại cánh đồng còn trơ gốc rạ sau ngày mùa của xã mình.
Minh Sơn
Sau vụ thu hoạch hè thu, nhiều thửa ruộng ở các huyện ngoại thành Hà Nội trở thành địa điểm ưa thích của đám trai làng đi săn chuột đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Anh Nguyễn Văn Phúc (áo đen, 27 tuổi) một thanh niên ở thôn Cao Xá, xã Cao Dương đang cùng nhóm bạn đồng niên hóa thân thành 'thợ săn' đi tìm những chú chuột đồng béo núc sau mùa gặt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xuất thân từ gia đình làm nông nhưng những thanh niên này hiện nay đều làm công việc khác. Chỉ những dịp nghỉ cuối tuần họ mới có thời gian săn chuột trên cánh đồng làng vừa gặt xong. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đường bờ ruộng là nơi ẩn náu ưa thích của giống chuột đồng. Chỉ cần đi dọc cứ khoảng vài mét lại thấy những chiếc hang chuột to bằng miệng bát khuất sau lùm cỏ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi hang thường có một vài con, nhưng cũng có hang gặp cả đàn chuột. Những 'thợ săn chuột' phải dùng tay không đắp bờ để đổ nước vào hang. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đổ nước càng ngập nhiều, chuột trong hang ngộp nước sẽ chạy hết ra ngoài. Những thanh niên làng cho biết, ngày xưa vẫn dùng rơm rạ hun chuột nhưng mất thời gian, không nhanh bằng việc đổ nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để 'đi săn' cũng phải đòi hỏi những kỹ năng như vồ chuột, tính toán thời điểm chuột chạy ra ngoài. Mỗi buổi như thế này, đội 'thợ săn' thu hoạch được gần 5 cân chuột. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chuột đồng thường chỉ nhỏ bằng hai ngón tay, lông hung vàng, bụng có màu trắng, thịt chắc nhưng sau mùa gặt, có những con chuột to bằng cả nắm tay, béo núc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bắt chuột ven bờ mương có nước đổ hang, ít tốn sức hơn. Mọi người thường đi thành nhóm để hỗ trợ nhau, người đổ nước, người đào, người tìm hang, người sẵn sàng vồ chuột. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi bắt được chuột phải nắm lấy phần gáy, nếu không cẩn thận sẽ bị chuột cắn vào tay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Anh Phúc cùng đám bạn đồng niên cho biết, từ thuở bé anh đã cùng đám bạn đồng niên rủ nhau đi bắt chuột đồng về làm món ăn 'đặc sản'. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không như những huyện khác ngoại thành Hà Nội bắt chuột để mang bán, người dân huyện Thanh Oai coi việc 'săn chuột' là một thú vui sau những ngày mùa vất vả. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi năm, những thanh niên này lại rủ nhau bắt chuột hai lần và dịp tháng 3 - 4 khi lúa hết vụ chiêm, và tháng 9 Âm lịch sau khi hết vụ mùa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Niềm vui sau một ngày 'thu hoạch' no đủ của đám trai làng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chuột đồng mang về được sơ chế bỏ hết lông, rồi đem thui. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chuột sau khi thui vàng ruộm, thơm nức thành món 'đặc sản' chờ đặt lên bàn nhậu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cảnh săn chuột đồng của trai làng sau ngày mùa. (Video: Minh Sơn/Vietnam+)
Chiều 12/4, thạc sỹ, bác sỹ Đặng Thị Thanh Thúy, Phó Trưởng Khoa Bỏng-ạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vừa cấp cứu một trường hợp bỏng xăng do đốt chuột đồng.
Với chủ đề “Tư duy trẻ, góc nhìn trẻ,” Festival nhiếp ảnh trẻ 2017 diễn ra từ nay đến hết 16/10 tại Hà Nội, trưng bày 180 tác phẩm ảnh nghệ thuật của các tác giả trong độ tuổi từ 18-35 tuổi.
Mùa nước nổi An Giang luôn khiến khách du lịch say đắm với khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, những món đặc sản tuyệt ngon chỉ có trong mùa lũ miền Tây.