Then là một loại hình nghệ thuật, một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Trong gần một thập kỷ qua, Then luôn là đối tượng được nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa quan tâm tìm hiểu.
Tại cuộc hội thảo diễn ra mới đây do Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức với sự tham dự của đại biểu đến từ các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái, Đắk Lắk, tham luận và ý kiến của các đại biểu tại hội thảo đều nhất trí coi Then là loại hình nghệ thuật dân gian diễn xướng nguyên hợp, vừa mang yếu tố tâm linh, vừa bao gồm nhiều yếu tố văn hóa-nghệ thuật.
Bắt nguồn từ những hình thức nghi lễ tín ngưỡng phong tục, Then có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt và vui chơi giải trí của bà con các dân tộc Tày-Nùng-Thái trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Theo quan niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, là Trời và được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Trải qua thời gian, điệu hát Then đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của bà con người Tày, Nùng, Thái.
Trong đời sống của người Tày-Thái cổ, Then xuất hiện trong những sự kiện trọng đại như lễ cầu an, cầu mùa, gọi hồn..., gửi lời cầu khẩn đến nhà trời giúp mùa màng bội thu, cuộc sống bình an sung túc.
Để những giai điệu Then đến được với thần thánh, người ta phải nhờ đến thầy Then. Bà Nguyễn Kim Lê, cán bộ Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Yên Bái cho biết xuất xứ nguồn gốc của Then là từ tín ngưỡng của đồng bào về một thế giời thần bí, nơi đó có những nhân vật và sức mạnh diệu kỳ như Bụt, Giàng, Trời mà chỉ có bà Then, ông Then mới có đủ bản lĩnh và khả năng đến được thế giới đó.
Khi các bà Then, ông Then dâng lên trời những sản vật của con người thì miệng họ hát, tay đệm nhạc, chân sóc nhạc. Chính lời hát Then hòa trong nhịp đàn Tính cùng tiếng xóc nhạc lúc khoan nhịp, lúc dồn dập sẽ đưa bà Then, ông Then đến với Mường Trời.
Do đó, người hát Then trong những dịp lễ, tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng tươi tốt; nhà nhà, người người có đời sống ấm lo, hạnh phúc.
Ở khía cạnh tôn giáo tín ngưỡng, Then là nghi lễ gắn chặt với đời sống tâm linh của cộng đồng. Có thể nói, truyền thống chữa bệnh bằng cúng bái đã ăn sâu vào trong tâm lý và trở thành một thế lực vô hình trong ý thức của người dân tộc Tày - đó là ý kiến của ông Phùng Quang Mười, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
Ông Mười cho biết để giải tỏa tâm lý, nhiều gia đình vẫn kết hợp hai cách chữa bệnh là vừa dùng thuốc điều trị vừa chữa trị bằng nghi lễ Then, xem đây như một liệu pháp tinh thần nhằm mang lại sự bình ổn trong tâm linh cho người bệnh và gia đình, đôi khi kết quả chữa bệnh lại đến từ cả hai phía.
Ông Mười cho biết thêm, trước năm 1991, mọi hình thức Then đều bị cấm, bởi nhiều quan điểm cho rằng đó là hình thức mê tín dị đoan, dẫn đến các hình thức hát Then dần bị mai một.
Từ năm 1993 trở lại đây, Then được nhìn nhận lại đúng giá trị, từng bước được khôi phục. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương, số lượng người biết về Then ngày càng ít, nghi lễ Then vẫn tồn tại ở một số làng người Tày nhưng chủ yếu làm Then giải hạn, cầu mùa, gọi vía, cầu an...
Các thầy chỉ được cấp sắc ở mức nhỏ, hầu như không tồn tại lễ cấp sắc cao nhất cho thầy Then.
Then còn được nhìn nhận như một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp, tích hợp rất nhiều bộ môn nghệ thuật như văn học, âm nhạc, múa, hội họa, trình diễn.
Loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp này lại có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống đồng bào người Tày, Nùng, Thái. Ngày ngày đi lên nương làm rẫy, đêm đêm lại quây quần bên bếp lửa cùng nhau hát lên những bài Then cổ như Cốc tính, Sự tích mác ngỏa, Cáp tơ hồng…
Hòa trong vẻ đẹp hùng vĩ của rừng núi điệp trùng là hình ảnh các chàng trai, cô gái Tày trong trang phục dân tộc áo chàm váy tơ, tay cầm đàn tính, nô nức say mê xướng lên những câu hát then trong trẻo, vi vút cùng mây gió.
Với người Tày, Then không chỉ là khúc hát đầu Xuân cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng trong năm. Nhà văn Hoàng Triều Ân, người nhiều năm bỏ công nghiên cứu nghệ thuật hát Then cho biết: hát Then luôn có sức sống mãnh liệt trong đời sống nhân dân; là niềm tự hào đối với người dân tộc Tày, Nùng, Thái. Hát Then có sức lan toả mạnh mẽ.
Trải qua thời gian, các nghệ nhân ngày càng cao tuổi, lớp trẻ không nhiều người thích đến với hát Then nên hát Then đang ngày dần mai một. Để Then đến gần hơn với công chúng đương đại, đến lúc phải đa dạng hóa phương thức bảo tồn Then trên cơ sở lưu giữ những giá trị nguyên gốc.
Muốn làm được điều đó, bên cạnh công tác sưu tầm, phục dựng các điệu Then cổ, các cơ quan, ban, ngành chức năng cần dành sự quan tâm đặc biệt tới các nghệ nhân hát Then - những “báu vật sống” có khả năng truyền đạt cả giai điệu lẫn tình yêu, niềm say mê Then tới giới trẻ.
Tại các vùng Then, cần thành lập những lớp học hát Then, câu lạc bộ hát Then, những đội văn nghệ Then sinh hoạt đều đặn hằng tuần, hằng tháng. Then cũng cần được quảng bá nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng thông qua các chương trình giới thiệu âm nhạc, lồng ghép vào các tiết học, giảng dạy ngoại khóa trong nhà trường để lớp trẻ có cơ hội hiểu biết về một vốn quí trong di sản văn nghệ dân gian nước nhà và có trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát triển hát Then./.
Tại cuộc hội thảo diễn ra mới đây do Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức với sự tham dự của đại biểu đến từ các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái, Đắk Lắk, tham luận và ý kiến của các đại biểu tại hội thảo đều nhất trí coi Then là loại hình nghệ thuật dân gian diễn xướng nguyên hợp, vừa mang yếu tố tâm linh, vừa bao gồm nhiều yếu tố văn hóa-nghệ thuật.
Bắt nguồn từ những hình thức nghi lễ tín ngưỡng phong tục, Then có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt và vui chơi giải trí của bà con các dân tộc Tày-Nùng-Thái trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Theo quan niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, là Trời và được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Trải qua thời gian, điệu hát Then đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của bà con người Tày, Nùng, Thái.
Trong đời sống của người Tày-Thái cổ, Then xuất hiện trong những sự kiện trọng đại như lễ cầu an, cầu mùa, gọi hồn..., gửi lời cầu khẩn đến nhà trời giúp mùa màng bội thu, cuộc sống bình an sung túc.
Để những giai điệu Then đến được với thần thánh, người ta phải nhờ đến thầy Then. Bà Nguyễn Kim Lê, cán bộ Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Yên Bái cho biết xuất xứ nguồn gốc của Then là từ tín ngưỡng của đồng bào về một thế giời thần bí, nơi đó có những nhân vật và sức mạnh diệu kỳ như Bụt, Giàng, Trời mà chỉ có bà Then, ông Then mới có đủ bản lĩnh và khả năng đến được thế giới đó.
Khi các bà Then, ông Then dâng lên trời những sản vật của con người thì miệng họ hát, tay đệm nhạc, chân sóc nhạc. Chính lời hát Then hòa trong nhịp đàn Tính cùng tiếng xóc nhạc lúc khoan nhịp, lúc dồn dập sẽ đưa bà Then, ông Then đến với Mường Trời.
Do đó, người hát Then trong những dịp lễ, tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng tươi tốt; nhà nhà, người người có đời sống ấm lo, hạnh phúc.
Ở khía cạnh tôn giáo tín ngưỡng, Then là nghi lễ gắn chặt với đời sống tâm linh của cộng đồng. Có thể nói, truyền thống chữa bệnh bằng cúng bái đã ăn sâu vào trong tâm lý và trở thành một thế lực vô hình trong ý thức của người dân tộc Tày - đó là ý kiến của ông Phùng Quang Mười, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
Ông Mười cho biết để giải tỏa tâm lý, nhiều gia đình vẫn kết hợp hai cách chữa bệnh là vừa dùng thuốc điều trị vừa chữa trị bằng nghi lễ Then, xem đây như một liệu pháp tinh thần nhằm mang lại sự bình ổn trong tâm linh cho người bệnh và gia đình, đôi khi kết quả chữa bệnh lại đến từ cả hai phía.
Ông Mười cho biết thêm, trước năm 1991, mọi hình thức Then đều bị cấm, bởi nhiều quan điểm cho rằng đó là hình thức mê tín dị đoan, dẫn đến các hình thức hát Then dần bị mai một.
Từ năm 1993 trở lại đây, Then được nhìn nhận lại đúng giá trị, từng bước được khôi phục. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương, số lượng người biết về Then ngày càng ít, nghi lễ Then vẫn tồn tại ở một số làng người Tày nhưng chủ yếu làm Then giải hạn, cầu mùa, gọi vía, cầu an...
Các thầy chỉ được cấp sắc ở mức nhỏ, hầu như không tồn tại lễ cấp sắc cao nhất cho thầy Then.
Then còn được nhìn nhận như một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp, tích hợp rất nhiều bộ môn nghệ thuật như văn học, âm nhạc, múa, hội họa, trình diễn.
Loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp này lại có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống đồng bào người Tày, Nùng, Thái. Ngày ngày đi lên nương làm rẫy, đêm đêm lại quây quần bên bếp lửa cùng nhau hát lên những bài Then cổ như Cốc tính, Sự tích mác ngỏa, Cáp tơ hồng…
Hòa trong vẻ đẹp hùng vĩ của rừng núi điệp trùng là hình ảnh các chàng trai, cô gái Tày trong trang phục dân tộc áo chàm váy tơ, tay cầm đàn tính, nô nức say mê xướng lên những câu hát then trong trẻo, vi vút cùng mây gió.
Với người Tày, Then không chỉ là khúc hát đầu Xuân cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng trong năm. Nhà văn Hoàng Triều Ân, người nhiều năm bỏ công nghiên cứu nghệ thuật hát Then cho biết: hát Then luôn có sức sống mãnh liệt trong đời sống nhân dân; là niềm tự hào đối với người dân tộc Tày, Nùng, Thái. Hát Then có sức lan toả mạnh mẽ.
Trải qua thời gian, các nghệ nhân ngày càng cao tuổi, lớp trẻ không nhiều người thích đến với hát Then nên hát Then đang ngày dần mai một. Để Then đến gần hơn với công chúng đương đại, đến lúc phải đa dạng hóa phương thức bảo tồn Then trên cơ sở lưu giữ những giá trị nguyên gốc.
Muốn làm được điều đó, bên cạnh công tác sưu tầm, phục dựng các điệu Then cổ, các cơ quan, ban, ngành chức năng cần dành sự quan tâm đặc biệt tới các nghệ nhân hát Then - những “báu vật sống” có khả năng truyền đạt cả giai điệu lẫn tình yêu, niềm say mê Then tới giới trẻ.
Tại các vùng Then, cần thành lập những lớp học hát Then, câu lạc bộ hát Then, những đội văn nghệ Then sinh hoạt đều đặn hằng tuần, hằng tháng. Then cũng cần được quảng bá nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng thông qua các chương trình giới thiệu âm nhạc, lồng ghép vào các tiết học, giảng dạy ngoại khóa trong nhà trường để lớp trẻ có cơ hội hiểu biết về một vốn quí trong di sản văn nghệ dân gian nước nhà và có trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát triển hát Then./.
Nguyễn Quốc Trị (TTXVN)