Những số liệu vừa công bố tiếp tục cho thấy những dấu hiệu mới góp phần làm dịu lo ngại về nguy cơ suy thoái kép của nền kinh tế lớn nhất thế giới, giữa lúc tình hình kinh tế thế giới đang gây nhiều quan ngại.
Chỉ số quản lý thu mua của Mỹ, căn cứ đánh giá hoạt động chế tạo, trong tháng Chín tăng từ 50,6 điểm trong tháng Tám lên 51,6 điểm, lần tăng đầu tiên trong ba tháng.
Trong khi đó, đầu tư cho xây dựng bất ngờ tăng 1,4% trong tháng Tám, sau khi giảm 1,4% trong tháng Bảy, nhờ các dự án của chính phủ và các chính quyền địa phương.
Thêm vào đó, doanh số bán ôtô trong tháng trước tăng gần 10%, lên 13 triệu chiếc, mức cao nhất kể từ tháng 4/2011. Doanh số bán của General Motors và Chrysler tăng tương ứng tới 20% và 27%. Nhờ những yếu tố tích cực đó, kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng 2-2,5% trong quý III/2011, so với mức 1,3% trong quý II và 0,4% trong quý I.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ngay cả khi tránh được suy thoái, kinh tế Mỹ vẫn sẽ tăng trưởng chậm chạp. Việc đơn đặt hàng chế tạo giảm tháng thứ 3 liên tiếp có thể coi là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất sẽ chậm lại trong thời gian tới. Hơn nữa, mặc dù là động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế, ngành chế tạo cũng chỉ đóng góp 11% GDP của Mỹ và sẽ không thể hỗ trợ hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, doanh số bán ôtô tăng chỉ là tạm thời, khi tình trạng gián đoạn nguồn cung linh kiện sau thảm họa thiên tai tại Nhật Bản chấm dứt. Người tiêu dùng có thể sẽ hạn chế mua ôtô trong những tháng cuối năm, khi thất nghiệp vẫn ở mức cao còn lương không tăng.
Theo các nhà phân tích, mức tăng trưởng kinh tế hiện nay của Mỹ không đủ để hạ tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 9,1% trong tháng thứ ba liên tiếp. Theo dự đoán, các doanh nghiệp Mỹ sẽ thuê thêm 50.000-100.000 nhân công trong tháng Chín, sau khi không có việc làm mới nào được tạo ra trong tháng Tám.
Các quan chức và các nhà kinh tế Mỹ lo ngại bất kỳ cú sốc nào bắt nguồn từ châu Âu cũng có thể đặt nền kinh tế nước này trở lại bờ vực suy thoái, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang tháng trước cảnh báo những rủi ro là rất lớn.
Mặc dù vậy, sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực chế tạo cũng như doanh số bán ôtô ở Mỹ là đáng chú ý. Trong khi đó, doanh số bán ôtô tại Tây Ban Nha và Italy giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm, còn doanh số bán tại Pháp cũng giảm./.
Chỉ số quản lý thu mua của Mỹ, căn cứ đánh giá hoạt động chế tạo, trong tháng Chín tăng từ 50,6 điểm trong tháng Tám lên 51,6 điểm, lần tăng đầu tiên trong ba tháng.
Trong khi đó, đầu tư cho xây dựng bất ngờ tăng 1,4% trong tháng Tám, sau khi giảm 1,4% trong tháng Bảy, nhờ các dự án của chính phủ và các chính quyền địa phương.
Thêm vào đó, doanh số bán ôtô trong tháng trước tăng gần 10%, lên 13 triệu chiếc, mức cao nhất kể từ tháng 4/2011. Doanh số bán của General Motors và Chrysler tăng tương ứng tới 20% và 27%. Nhờ những yếu tố tích cực đó, kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng 2-2,5% trong quý III/2011, so với mức 1,3% trong quý II và 0,4% trong quý I.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ngay cả khi tránh được suy thoái, kinh tế Mỹ vẫn sẽ tăng trưởng chậm chạp. Việc đơn đặt hàng chế tạo giảm tháng thứ 3 liên tiếp có thể coi là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất sẽ chậm lại trong thời gian tới. Hơn nữa, mặc dù là động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế, ngành chế tạo cũng chỉ đóng góp 11% GDP của Mỹ và sẽ không thể hỗ trợ hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, doanh số bán ôtô tăng chỉ là tạm thời, khi tình trạng gián đoạn nguồn cung linh kiện sau thảm họa thiên tai tại Nhật Bản chấm dứt. Người tiêu dùng có thể sẽ hạn chế mua ôtô trong những tháng cuối năm, khi thất nghiệp vẫn ở mức cao còn lương không tăng.
Theo các nhà phân tích, mức tăng trưởng kinh tế hiện nay của Mỹ không đủ để hạ tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 9,1% trong tháng thứ ba liên tiếp. Theo dự đoán, các doanh nghiệp Mỹ sẽ thuê thêm 50.000-100.000 nhân công trong tháng Chín, sau khi không có việc làm mới nào được tạo ra trong tháng Tám.
Các quan chức và các nhà kinh tế Mỹ lo ngại bất kỳ cú sốc nào bắt nguồn từ châu Âu cũng có thể đặt nền kinh tế nước này trở lại bờ vực suy thoái, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang tháng trước cảnh báo những rủi ro là rất lớn.
Mặc dù vậy, sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực chế tạo cũng như doanh số bán ôtô ở Mỹ là đáng chú ý. Trong khi đó, doanh số bán ôtô tại Tây Ban Nha và Italy giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm, còn doanh số bán tại Pháp cũng giảm./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)