Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Thị trường Đức (Gfk) công bố ngày 25/9, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Đức đang tăng lên cùng với triển vọng sáng sủa của nền kinh tế lớn nhất trong Liên minh châu Âu này. Chỉ số này sẽ tăng lên 7,1 điểm vào tháng 10 tới, so với mức 7 điểm trong tháng Chín.
Bên cạnh đó, chỉ số niềm tin doanh nghiệp Đức công bố cùng ngày cũng đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2012. Trước đó, vào đầu tháng Chín, kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế châu Âu (ZEW) cho thấy chỉ số niềm tin của giới đầu tư tại Đức cũng đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm rưỡi qua.
Theo Gfk, triển vọng kinh tế Đức theo đánh giá của người tiêu dùng nước này xấu đi trong tháng Tám nhưng đã được cải thiện trong tháng Chín. Tổ chức này cũng cho biết nhu cầu mua sắm của người Đức đang ở mức cao nhất trong gần 7 năm qua. Mặc dù tình hình sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ làm gia tăng quan ngại về mức tăng trưởng trong quý 3 này nhưng nhìn chung, triển vọng kinh tế Đức đang khá sáng sủa sau khi đã tăng trưởng 0,7% trong quý 2 vừa qua.
[Hoạt động kinh doanh tại Eurozone lấy lại "nhịp độ"]
Khảo sát của Gfk được thực hiện với 2.000 hộ gia đình, trong đó xem xét những trông đợi của họ về mức lương, tổng thể nền kinh tế nói chung và sự sẵn sàng chi tiêu trong tháng tiếp theo.
Cùng với sự lạc quan về kinh tế Đức, tại nước láng giềng Pháp, chính phủ nước này cũng vừa tuyên bố đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng thời cam kết dự thảo ngân sách năm 2014 sẽ mang lại tăng trưởng và nhiều việc làm mới.
Dự thảo ngân sách tài khóa 2004 sẽ được công bố ngày 25/9, theo đó Chính phủ Pháp dự kiến cắt giảm thâm hụt ngân sách 18 tỷ euro (24 tỷ USD), trong đó 15 tỷ euro từ việc cắt giảm chi tiêu và thu thuế. Theo giới chức Pháp, những biện pháp mới sẽ tiếp thêm động lực cho nền kinh tế bằng cách giảm vai trò của nhà nước và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Chính phủ của Tổng thống Pháp François Hollande đang nỗ lực thực thi chính sách "thắt lưng buộc bụng" bằng nhiều biện pháp "gây sốc," trong đó có việc tăng tới 75% thuế thu nhập khiến nhiều tỷ phú của Pháp quyết định ra nước ngoài định cư. Mặc dù rất nghiêm túc thực thi chính sách kinh tế khắc khổ, song Pháp vẫn chưa hoàn thành được cam kết giảm thâm hụt ngân sách xuống mức theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU)./.
Bên cạnh đó, chỉ số niềm tin doanh nghiệp Đức công bố cùng ngày cũng đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2012. Trước đó, vào đầu tháng Chín, kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế châu Âu (ZEW) cho thấy chỉ số niềm tin của giới đầu tư tại Đức cũng đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm rưỡi qua.
Theo Gfk, triển vọng kinh tế Đức theo đánh giá của người tiêu dùng nước này xấu đi trong tháng Tám nhưng đã được cải thiện trong tháng Chín. Tổ chức này cũng cho biết nhu cầu mua sắm của người Đức đang ở mức cao nhất trong gần 7 năm qua. Mặc dù tình hình sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ làm gia tăng quan ngại về mức tăng trưởng trong quý 3 này nhưng nhìn chung, triển vọng kinh tế Đức đang khá sáng sủa sau khi đã tăng trưởng 0,7% trong quý 2 vừa qua.
[Hoạt động kinh doanh tại Eurozone lấy lại "nhịp độ"]
Khảo sát của Gfk được thực hiện với 2.000 hộ gia đình, trong đó xem xét những trông đợi của họ về mức lương, tổng thể nền kinh tế nói chung và sự sẵn sàng chi tiêu trong tháng tiếp theo.
Cùng với sự lạc quan về kinh tế Đức, tại nước láng giềng Pháp, chính phủ nước này cũng vừa tuyên bố đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng thời cam kết dự thảo ngân sách năm 2014 sẽ mang lại tăng trưởng và nhiều việc làm mới.
Dự thảo ngân sách tài khóa 2004 sẽ được công bố ngày 25/9, theo đó Chính phủ Pháp dự kiến cắt giảm thâm hụt ngân sách 18 tỷ euro (24 tỷ USD), trong đó 15 tỷ euro từ việc cắt giảm chi tiêu và thu thuế. Theo giới chức Pháp, những biện pháp mới sẽ tiếp thêm động lực cho nền kinh tế bằng cách giảm vai trò của nhà nước và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Chính phủ của Tổng thống Pháp François Hollande đang nỗ lực thực thi chính sách "thắt lưng buộc bụng" bằng nhiều biện pháp "gây sốc," trong đó có việc tăng tới 75% thuế thu nhập khiến nhiều tỷ phú của Pháp quyết định ra nước ngoài định cư. Mặc dù rất nghiêm túc thực thi chính sách kinh tế khắc khổ, song Pháp vẫn chưa hoàn thành được cam kết giảm thâm hụt ngân sách xuống mức theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU)./.
(TTXVN)