Piraeus Bank, ngân hàng lớn thứ 4 Hy Lạp, đã phải tìm kiếm sự trợ giúp tài chính từ Ngân hàng trung ương sau khi thua lỗ tới 820 triệu euro trong nửa đầu năm nay chủ yếu do tổn thất liên quan tới trái phiếu chính phủ.
Một nguồn tin từ ngân hàng cho biết, Piraeus Bank luôn tìm cách tiếp cận tất cả các cơ chế cho vay hiện có.
Piraeus Bank đã tiếp cận Quỹ hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) do Ngân hàng trung ương Hy Lạp lập ra để giúp các ngân hàng chống chọi với nợ xấu có chiều hướng gia tăng, tổn thất liên quan tới nợ công và kinh tế suy thoái sâu.
Tuy nhiên, Piraeus Bank mới chỉ xin hỗ trợ "số tiền nhỏ" từ ELA. Trang web tài chính euro2day dẫn nguồn tin từ Piraeus Bank cho biết ELA thực hiện cơ chế cho vay linh hoạt hơn, cho dù chi phí đi vay cao hơn so với Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Lãi suất cho vay của ELA là 3,5% so với mức 1,5% của ECB.
Piraeus Bank cũng đã trích lập quỹ dự phòng 1 tỷ euro (1,44 tỷ USD) để tham gia kế hoạch đảo nợ tự nguyện của Chính phủ - điều kiện cần thiết để Hy Lạp nhận được gói cứu trợ quốc tế thứ hai hồi tháng 7. Lẽ ra Piraeus Bank đã có lợi nhuận ròng 372 triệu euro, nếu không nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ.
Trong khi đó, Eurobank EFG, ngân hàng lớn thứ hai Hy Lạp không vượt qua đợt sát hạch ngân hàng châu Âu năm nay, đã phải tìm đến ELA, nhưng cũng chỉ với "số tiền rất nhỏ." Tuy nhiên, đầu tuần này Eurobank EFG đã phải loan báo kế hoạch sáp nhập với Ngân hàng Alpha Bank lớn thứ hai để trở thành ngân hàng lớn nhất mang tên Alpha Eurobank cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đã tác động mạnh đến hệ thống tài chính của Hy Lạp.
Theo các phương tiện truyền thông Hy Lạp, các ngân hàng nước này mất khoảng 5 tỷ euro do phải tham gia vào kế hoạch đảo nợ của Chính phủ như là một phần trong gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Các ngân hàng Hy Lạp nắm giữ khoảng 40 tỷ euro trái phiếu chính phủ, trong đó phần đóng góp của Alpha Bank và Eurobank là 13 tỷ euro.
Tình hình tài chính công của Hy Lạp trở nên xấu đi đang phủ bóng đen lên ngành ngân hàng vốn có liên quan mật thiết tới nợ của chính phủ. Những lo ngại về nợ nần và nền kinh tế chìm sâu vào suy thoái đã làm các ngân hàng Hy Lạp mất gần một nửa giá trị vốn hóa thị trường kể từ đầu năm, khiến chỉ số chứng khoán chủ chốt tại thị trường Aten rớt xuống mức thấp trong 15 năm trước khi phục hồi nhờ tin tức về vụ sáp nhập Alpha Bank-Eurobank./.
Một nguồn tin từ ngân hàng cho biết, Piraeus Bank luôn tìm cách tiếp cận tất cả các cơ chế cho vay hiện có.
Piraeus Bank đã tiếp cận Quỹ hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) do Ngân hàng trung ương Hy Lạp lập ra để giúp các ngân hàng chống chọi với nợ xấu có chiều hướng gia tăng, tổn thất liên quan tới nợ công và kinh tế suy thoái sâu.
Tuy nhiên, Piraeus Bank mới chỉ xin hỗ trợ "số tiền nhỏ" từ ELA. Trang web tài chính euro2day dẫn nguồn tin từ Piraeus Bank cho biết ELA thực hiện cơ chế cho vay linh hoạt hơn, cho dù chi phí đi vay cao hơn so với Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Lãi suất cho vay của ELA là 3,5% so với mức 1,5% của ECB.
Piraeus Bank cũng đã trích lập quỹ dự phòng 1 tỷ euro (1,44 tỷ USD) để tham gia kế hoạch đảo nợ tự nguyện của Chính phủ - điều kiện cần thiết để Hy Lạp nhận được gói cứu trợ quốc tế thứ hai hồi tháng 7. Lẽ ra Piraeus Bank đã có lợi nhuận ròng 372 triệu euro, nếu không nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ.
Trong khi đó, Eurobank EFG, ngân hàng lớn thứ hai Hy Lạp không vượt qua đợt sát hạch ngân hàng châu Âu năm nay, đã phải tìm đến ELA, nhưng cũng chỉ với "số tiền rất nhỏ." Tuy nhiên, đầu tuần này Eurobank EFG đã phải loan báo kế hoạch sáp nhập với Ngân hàng Alpha Bank lớn thứ hai để trở thành ngân hàng lớn nhất mang tên Alpha Eurobank cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đã tác động mạnh đến hệ thống tài chính của Hy Lạp.
Theo các phương tiện truyền thông Hy Lạp, các ngân hàng nước này mất khoảng 5 tỷ euro do phải tham gia vào kế hoạch đảo nợ của Chính phủ như là một phần trong gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Các ngân hàng Hy Lạp nắm giữ khoảng 40 tỷ euro trái phiếu chính phủ, trong đó phần đóng góp của Alpha Bank và Eurobank là 13 tỷ euro.
Tình hình tài chính công của Hy Lạp trở nên xấu đi đang phủ bóng đen lên ngành ngân hàng vốn có liên quan mật thiết tới nợ của chính phủ. Những lo ngại về nợ nần và nền kinh tế chìm sâu vào suy thoái đã làm các ngân hàng Hy Lạp mất gần một nửa giá trị vốn hóa thị trường kể từ đầu năm, khiến chỉ số chứng khoán chủ chốt tại thị trường Aten rớt xuống mức thấp trong 15 năm trước khi phục hồi nhờ tin tức về vụ sáp nhập Alpha Bank-Eurobank./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)