Ngân hàng Lloyds vừa trở thành ngân hàng mới nhất của Anh bị dính dáng đến cuộc điều tra vụ scandal thao túng lãi suất liên ngân hàng trên thị trường London (Libor) của các nhà chức trách Mỹ.
Tuần qua, Lloyds cùng với tám ngân hàng khác trong đó có Credit Suisse, Societe Generale, Bank of America, Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ và The Norinchukin Bank đã nhận được tráp yêu cầu cung cấp thông tin của Tổng Chưởng lý Eric Schneiderman và George Jepsen của bang New York và Connecticut (Mỹ).
[Hệ thống ngân hàng Anh trong vòng xoáy scandal]
Trước đó, ba ngân hàng khác của Anh là Barclays, HSBC và Royal Bank of Scotland, cùng một số ngân hàng như Citigroup, Deutsche Bank và JP Morgan cũng đã bị các nhà chức trách triệu tập phục vụ công tác điều tra.
Nhưng cho đến nay mới chỉ có duy nhất Ngân hàng Barclays thừa nhận có tham gia thao túng lãi suất liên ngân hàng, làm ảnh hưởng đến giá cả của nhiều tài sản trị giá hàng tỷ bảng.
Hậu quả là hồi tháng Sáu vừa qua, Barclays đã phải nộp khoản tiền phạt lên tới 290 triệu bảng (450 triệu USD) cho các nhà chức trách Mỹ và Anh. Vụ bê bối này cũng đã buộc Chủ tịch Marcus Agius và Giám đốc điều hành Bob Diamond của ngân hàng này phải ra đi.
Hiện các nhà chức trách trên khắp thế giới vẫn đang tiếp tục tiến hành điều tra xem ảnh hưởng của vụ scandal này tới đâu và có thể sẽ có thêm các ngân hàng nữa bị dính líu./.
Tuần qua, Lloyds cùng với tám ngân hàng khác trong đó có Credit Suisse, Societe Generale, Bank of America, Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ và The Norinchukin Bank đã nhận được tráp yêu cầu cung cấp thông tin của Tổng Chưởng lý Eric Schneiderman và George Jepsen của bang New York và Connecticut (Mỹ).
[Hệ thống ngân hàng Anh trong vòng xoáy scandal]
Trước đó, ba ngân hàng khác của Anh là Barclays, HSBC và Royal Bank of Scotland, cùng một số ngân hàng như Citigroup, Deutsche Bank và JP Morgan cũng đã bị các nhà chức trách triệu tập phục vụ công tác điều tra.
Nhưng cho đến nay mới chỉ có duy nhất Ngân hàng Barclays thừa nhận có tham gia thao túng lãi suất liên ngân hàng, làm ảnh hưởng đến giá cả của nhiều tài sản trị giá hàng tỷ bảng.
Hậu quả là hồi tháng Sáu vừa qua, Barclays đã phải nộp khoản tiền phạt lên tới 290 triệu bảng (450 triệu USD) cho các nhà chức trách Mỹ và Anh. Vụ bê bối này cũng đã buộc Chủ tịch Marcus Agius và Giám đốc điều hành Bob Diamond của ngân hàng này phải ra đi.
Hiện các nhà chức trách trên khắp thế giới vẫn đang tiếp tục tiến hành điều tra xem ảnh hưởng của vụ scandal này tới đâu và có thể sẽ có thêm các ngân hàng nữa bị dính líu./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)