Chú nghé Garima-II được nhân bản vừa ra đời ngày 23/8 tại Viện nghiên cứu sữa quốc gia Karnal (NDRI) ở bang Haryana của Ấn Độ.
Giám đốc NDRI, ông A.K.Srivastava cho biết viện này đã sử dụng kỹ thuật mới và hiện đại để nhân bản nghé Garima-II và đây là bước tiến đáng kể trong nỗ lực nhân rộng đàn trâu cho năng suất sữa cao của Ấn Độ.
Mặc dù Ấn Độ là nước có số lượng trâu lớn nhất thế giới và sữa trâu chiếm 55% sản lượng sữa của cả nước, song số lượng trâu cho năng suất vắt sữa cao rất thấp. Bởi vậy nhu cầu tăng cường đàn trâu cho sản năng suất vắt sữa cao là rất cấp bách và giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là sử dụng phương pháp nhân bản vì số lượng trâu đực tốt giống rất hiếm.
Chú nghé được nhân bản lần đầu tiên tại viện NDRI ra đời hồi tháng 2/2009 đã bị chết ngay trong ngày do bị viêm phổi. Lần nhân bản thứ hai bị thất bại. Lần nhân bản thứ ba đã cho ra đời vào tháng 6/2009 chú nghé đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng phương pháp này mang tên gọi Garima-I.
Ông S. Ayyappan, Tổng giám đốc Hội đồng nghiên cứu nông nghiêp Ấn Độ khẳng định phương pháp nhân bản sẽ mở ra một kỷ nguyên mới thúc đẩy việc nhân rộng một cách nhanh chóng đàn trâu cho năng suất vắt sữa cao đáp ứng nhu cầu về sữa ngày càng tăng do sự gia tăng dân số.
Trong đàn gia súc 100 triệu con của Ấn Độ hiện có khoảng 47 triệu con trâu, trong đó có tới 45 triệu con thuộc các giống trâu địa phương khác nhau và phần nhiều là giống tạp giao.
Dự báo do sự gia tăng dân số, nhu cầu sữa của Ấn Độ sẽ tăng lên mức 170 triệu tấn/năm từ 105 triệu tấn hiện nay./.
Giám đốc NDRI, ông A.K.Srivastava cho biết viện này đã sử dụng kỹ thuật mới và hiện đại để nhân bản nghé Garima-II và đây là bước tiến đáng kể trong nỗ lực nhân rộng đàn trâu cho năng suất sữa cao của Ấn Độ.
Mặc dù Ấn Độ là nước có số lượng trâu lớn nhất thế giới và sữa trâu chiếm 55% sản lượng sữa của cả nước, song số lượng trâu cho năng suất vắt sữa cao rất thấp. Bởi vậy nhu cầu tăng cường đàn trâu cho sản năng suất vắt sữa cao là rất cấp bách và giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là sử dụng phương pháp nhân bản vì số lượng trâu đực tốt giống rất hiếm.
Chú nghé được nhân bản lần đầu tiên tại viện NDRI ra đời hồi tháng 2/2009 đã bị chết ngay trong ngày do bị viêm phổi. Lần nhân bản thứ hai bị thất bại. Lần nhân bản thứ ba đã cho ra đời vào tháng 6/2009 chú nghé đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng phương pháp này mang tên gọi Garima-I.
Ông S. Ayyappan, Tổng giám đốc Hội đồng nghiên cứu nông nghiêp Ấn Độ khẳng định phương pháp nhân bản sẽ mở ra một kỷ nguyên mới thúc đẩy việc nhân rộng một cách nhanh chóng đàn trâu cho năng suất vắt sữa cao đáp ứng nhu cầu về sữa ngày càng tăng do sự gia tăng dân số.
Trong đàn gia súc 100 triệu con của Ấn Độ hiện có khoảng 47 triệu con trâu, trong đó có tới 45 triệu con thuộc các giống trâu địa phương khác nhau và phần nhiều là giống tạp giao.
Dự báo do sự gia tăng dân số, nhu cầu sữa của Ấn Độ sẽ tăng lên mức 170 triệu tấn/năm từ 105 triệu tấn hiện nay./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)