Ngày 23/6, con tê giác mẹ ở Sumatra đã sinh con sau thời gian mang thai gần 16 tháng - một sự kiện đặc biệt hiếm hoi, bởi đây là ca tê giác Sumatra nuôi nhốt sinh con thứ năm trên thế giới, và thứ nhất ở châu Á kể từ ca sinh đầu tiên ở vườn thú Calcuta, Ấn Độ, năm 1889.
Bộ trưởng Lâm nghiệp Indonesia, Zulkifli Hassan ngày 25/6 cho biết chú tê giác con đã được chính phủ nước này đặt tên là Andatu, được ghép từ tên rút gọn của tê giác mẹ Ratu và tê giác bố Andalas, và có nghĩa là “Món quà của Thượng đế” (gift of God).
Ratu, được sinh ra trong tự nhiên, từng sẩy thai hai lần, và lần sinh con này đã thành công ở tuổi 12, sau khi được cho được giao phối với Andalas, sinh ra ở Mỹ và được đưa tới Indonesia năm 2007.
Tê giác, hổ, và đười ươi Sumatra đều là những loài thú quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng, trong đó quần thể tê giác tại đây đã giảm 50% về số lượng trong vòng hai thập kỷ qua, chủ yếu do môi trường sống bị thu hẹp do nạn phá rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và nạn sắn bắn trái phép để lấy sừng.
Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã (WWF), thế giới hiện chỉ còn khoảng 200 con tê giác, trong đó phần lớn sống ở khu vực Đông Nam Á.
Ba trường hợp sinh con của tê giác Sumatra nuôi nhốt trước đó đều diễn ra tại vườn thú Cincinnati, Mỹ, trong đó có tê giác bố Andalas, ra đời ngày 13/9/2011. Tê giác mẹ Ratu sau khi bị bắt giữ trong rừng tự nhiên đã được nuôi nhốt tại Khu bảo tồn dành cho loài tê giác trong Công viên Quốc gia Way Kambas.
Ông Zufliki Hassan nói rằng ca tê giác nuôi nhốt sinh con này là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của Indonesia nói riêng và của thế giới nói chung nhằm bảo tồn cho các loài đông vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng./.
Bộ trưởng Lâm nghiệp Indonesia, Zulkifli Hassan ngày 25/6 cho biết chú tê giác con đã được chính phủ nước này đặt tên là Andatu, được ghép từ tên rút gọn của tê giác mẹ Ratu và tê giác bố Andalas, và có nghĩa là “Món quà của Thượng đế” (gift of God).
Ratu, được sinh ra trong tự nhiên, từng sẩy thai hai lần, và lần sinh con này đã thành công ở tuổi 12, sau khi được cho được giao phối với Andalas, sinh ra ở Mỹ và được đưa tới Indonesia năm 2007.
Tê giác, hổ, và đười ươi Sumatra đều là những loài thú quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng, trong đó quần thể tê giác tại đây đã giảm 50% về số lượng trong vòng hai thập kỷ qua, chủ yếu do môi trường sống bị thu hẹp do nạn phá rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và nạn sắn bắn trái phép để lấy sừng.
Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã (WWF), thế giới hiện chỉ còn khoảng 200 con tê giác, trong đó phần lớn sống ở khu vực Đông Nam Á.
Ba trường hợp sinh con của tê giác Sumatra nuôi nhốt trước đó đều diễn ra tại vườn thú Cincinnati, Mỹ, trong đó có tê giác bố Andalas, ra đời ngày 13/9/2011. Tê giác mẹ Ratu sau khi bị bắt giữ trong rừng tự nhiên đã được nuôi nhốt tại Khu bảo tồn dành cho loài tê giác trong Công viên Quốc gia Way Kambas.
Ông Zufliki Hassan nói rằng ca tê giác nuôi nhốt sinh con này là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của Indonesia nói riêng và của thế giới nói chung nhằm bảo tồn cho các loài đông vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)