Ngày 8/9, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (Ban AMT) đã triển khai xây dựng đường dây 220 kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long nhằm tăng cường mối liên kết lưới điện truyền tải 220 kV giữa hệ thống điện Tây Nguyên và miền Nam từ nay đến sau năm 2020.
Đường dây 220 kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long được được thiết kế 2 mạch, dài 128km, đi qua địa bàn huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông), các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Hớn Quản và thị xã Bình Long (Bình Phước).
Theo kế hoạch, công trình dự kiến đóng điện đưa vào vận hành cuối năm 2012.
Để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình, đến tại thời điểm hiện tại Ban AMT đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức kiểm đếm, lập phương án đền bù, đo vẽ giải thửa, thành lập hội đồng đền bù, quyết định thu hồi đất; đồng thời tổ chức rà phá bom mìn để bàn giao tim mốc mặt bằng cho các đơn vị thi công.
Liên quan đến công trình này, Ban AMT tiếp tục mở rộng ngăn lộ 220 kV tại trạm biến áp (TBA) 500 kV Đắk Nông và ngăn lộ 220 kV tại TBA 220 kV Bình Long. Cũng do đặc thù của vùng Tây Nguyên nên hầu hết các vị trí cột và hướng tuyến chủ yếu đi qua đồi núi cao.
Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) và Ban AMT đã lựa chọn các nhà thầu từng tham gia thi công, có nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình điện như Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1; Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Xây lắp điện 4; Công ty Cổ phần Lắp máy INCO; Công ty Cổ phần Sông Đà 11 - Thăng Long; Công ty Cổ phần Thương mại và Xây lắp công nghiệp Thăng Long để thi công công trình và giao cho các Công ty Truyền tải điện 3 và 4 trực tiếp tham gia công tác tư vấn giám sát nhằm đưa công trình về đích đúng hẹn.
Ông Nguyễn Đức Tuyển, Trưởng Ban quản lý Dự án các công trình điện miền Trung cho biết đường dây 220 kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long được xây dựng nhằm giải phóng công suất truyền tải từ các nhà máy điện khu vực Tây Nguyên là Buôn Tua Srah, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 & 6A và Đắk R’Tih trong giai đoạn 2012-2020 vào hệ thống điện Quốc gia bằng cấp điện áp 220 kV.
Cùng với việc tăng cường khả năng cung cấp điện đầy đủ cho tỉnh Đắk Nông và khu vực miền Nam trong những năm tới, đường dây này còn nâng cao độ tin cậy an toàn trong cung cấp điện, giảm tổn thất kỹ thuật, cải thiện chất lượng điện áp trên lưới điện truyền tải khu vực./.
Đường dây 220 kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long được được thiết kế 2 mạch, dài 128km, đi qua địa bàn huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông), các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Hớn Quản và thị xã Bình Long (Bình Phước).
Theo kế hoạch, công trình dự kiến đóng điện đưa vào vận hành cuối năm 2012.
Để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình, đến tại thời điểm hiện tại Ban AMT đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức kiểm đếm, lập phương án đền bù, đo vẽ giải thửa, thành lập hội đồng đền bù, quyết định thu hồi đất; đồng thời tổ chức rà phá bom mìn để bàn giao tim mốc mặt bằng cho các đơn vị thi công.
Liên quan đến công trình này, Ban AMT tiếp tục mở rộng ngăn lộ 220 kV tại trạm biến áp (TBA) 500 kV Đắk Nông và ngăn lộ 220 kV tại TBA 220 kV Bình Long. Cũng do đặc thù của vùng Tây Nguyên nên hầu hết các vị trí cột và hướng tuyến chủ yếu đi qua đồi núi cao.
Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) và Ban AMT đã lựa chọn các nhà thầu từng tham gia thi công, có nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình điện như Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1; Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Xây lắp điện 4; Công ty Cổ phần Lắp máy INCO; Công ty Cổ phần Sông Đà 11 - Thăng Long; Công ty Cổ phần Thương mại và Xây lắp công nghiệp Thăng Long để thi công công trình và giao cho các Công ty Truyền tải điện 3 và 4 trực tiếp tham gia công tác tư vấn giám sát nhằm đưa công trình về đích đúng hẹn.
Ông Nguyễn Đức Tuyển, Trưởng Ban quản lý Dự án các công trình điện miền Trung cho biết đường dây 220 kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long được xây dựng nhằm giải phóng công suất truyền tải từ các nhà máy điện khu vực Tây Nguyên là Buôn Tua Srah, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 & 6A và Đắk R’Tih trong giai đoạn 2012-2020 vào hệ thống điện Quốc gia bằng cấp điện áp 220 kV.
Cùng với việc tăng cường khả năng cung cấp điện đầy đủ cho tỉnh Đắk Nông và khu vực miền Nam trong những năm tới, đường dây này còn nâng cao độ tin cậy an toàn trong cung cấp điện, giảm tổn thất kỹ thuật, cải thiện chất lượng điện áp trên lưới điện truyền tải khu vực./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)