Ngày 30/4, hội nghị sơ kết 1 năm triển khai hoạt động liên kết phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung đã được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và thành phố Đà Nẵng.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc liên kết phát triển của các tỉnh duyên hải miền Trung, coi đây là một suy nghĩ đúng hướng trong hợp tác, chọn hướng đi phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Qua một năm thực hiện việc liên kết, các địa phương đã làm được một số việc và những việc làm được đã có tính lan tỏa, góp phần tạo nên một sự thay đổi lớn ở một số địa phương.
Phó Thủ tướng cũng đã nêu lên những mặt còn hạn chế trong việc các địa phương chưa đẩy mạnh sự cam kết giữa lãnh đạo các tỉnh, thành phố tại hội nghị lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng vào năm 2011, nhất là trên các lĩnh vực lễ tân, hậu cần. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là do một số địa phương chưa chú trọng công tác này một cách đúng mực.
Phó Thủ tướng lưu ý trong hợp tác giữa các tỉnh duyên hải miền Trung cần phải có sự phân công để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mỗi địa phương phát huy hết thế mạnh sẵn có của mình bởi thế mạnh của miền Trung chính là du lịch, nhưng vẫn chưa phát huy và chưa tập trung khai thác thế mạnh này. Trong liên kết cũng cần phải có hướng và chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực cũng như tạo nguồn vốn để phát triển; khi xây dựng các dự án, đề án phải nghiên cứu kỹ và có tính khoa học, có cơ sở chắc chắn cho phát triển...
Theo báo cáo của Nhóm Tư vấn vùng duyên hải miền Trung (Nhóm được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Tổ Điều phối Vùng về các hoạt động liên quan đến liên kết phát triển Vùng), sau một năm đi vào hoạt động đã giúp Tổ Điều phối Vùng xây dựng tổ chức và cơ chế ban đầu cho hoạt động liên kết Vùng, trong đó tập trung chuẩn bị nội dung tổ chức Hội thảo khoa học "Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung" lần đầu tiên đựoc tổ chức tại Đà Nẵng. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để thành lập "Quỹ nghiên cứu phát triển miền Trung"; thành lập Trung tâm Tư vấn Nghiên cứu Phát triển miền Trung (trực thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế- Xã hội Đà Nẵng).
Tổ chức thành công 3 Hội thảo khoa học với các chủ đề Liên kết phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung; Liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung và Liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tỉnh duyên hải miền Trung; Triển khai xây dựng và chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử Vùng duyên hải miền Trung. Tổ chức khảo sát thực tiễn tình hình kinh tế-xã hội 7 tỉnh miền Trung và một số cơ sở kinh tế, giáo dục đào tạo của Vùng nhằm nắm bắt bước đầu tình hình thực tiễn, các yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai nội dung liên kết phát triển; Huy động đội ngũ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tham gia vào các hoạt động liên kết Vùng, qua đó đã có hơn 80 lượt chuyên gia tham gia vào các hoạt động khoa học...
Nhóm Tư vấn cũng đã đề ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012-2013, tập trung vào việc tổ chức Hội thảo khoa học "Về kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp các tỉnh duyên hải miền Trung"; Triển khai các hoạt động hỗ trợ liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung giữa các doanh nghiệp du lịch; liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tỉnh duyên hải miền Trung giữa các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp công nghiệp, cơ sở y tế các Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong vùng duyên hải miền Trung. Phối hợp với Quỹ Nghiên cứu Phát triển miền Trung hoàn thành 2 đề tài khoa học "Liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tình duyên hải miền Trung" và "Về kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp các tỉnh duyên hải miền Trung" trong năm 2012.
Cùng với Trung tâm Tư vấn Nghiên cứu Phát triển miền Trung xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất Vùng duyên hải miền Trung và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử Vùng duyên hải miền Trung... 7 tỉnh duyên hải miền Trung (gọi tắt là Vùng duyên hai miền Trung) bao gồm Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa là khu vực giàu tài nguyên, có tiềm năng lớn về kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển.
Tuy nhiên, quá trình phát triển trong thời gian qua còn có sự bất cập trong việc khai thác "lợi thế tĩnh" và "lợi thế động" của mỗi địa phương nói riêng và vùng duyên hải miền Trung nói chung dẫn đến sự phát triển còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết và chưa tạo được sức cạnh tranh...Sớm nhận thức được vấn đề trên, lãnh đạo 7 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung đã thống nhất sự cần thiết xây dựng và thực thi các chính sách, cơ chế liên kết phát triển chung của Vùng, hướng tới xây dựng một vùng duyên hải phồn vinh của đất nước.
Tại Hội thảo khoa học "Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung" lấn thứ nhất được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng ngày 15/7/2011, lãnh đạo chủ chốt 7 tỉnh, thành phố đã đồng thuận ký kết "Biên bản cam kết liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung", thống nhất thành lập Tổ Điều phối Vùng, Nhóm tư vấn liên kết Phát triển Vùng nhằm tổ chức, giám sát và điều hành các hoạt động liên kết Vùng. Theo đó Quỹ Nghiên cứu Phát triển miền Trung được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nghiên cứu phát triển Vùng./.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc liên kết phát triển của các tỉnh duyên hải miền Trung, coi đây là một suy nghĩ đúng hướng trong hợp tác, chọn hướng đi phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Qua một năm thực hiện việc liên kết, các địa phương đã làm được một số việc và những việc làm được đã có tính lan tỏa, góp phần tạo nên một sự thay đổi lớn ở một số địa phương.
Phó Thủ tướng cũng đã nêu lên những mặt còn hạn chế trong việc các địa phương chưa đẩy mạnh sự cam kết giữa lãnh đạo các tỉnh, thành phố tại hội nghị lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng vào năm 2011, nhất là trên các lĩnh vực lễ tân, hậu cần. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là do một số địa phương chưa chú trọng công tác này một cách đúng mực.
Phó Thủ tướng lưu ý trong hợp tác giữa các tỉnh duyên hải miền Trung cần phải có sự phân công để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mỗi địa phương phát huy hết thế mạnh sẵn có của mình bởi thế mạnh của miền Trung chính là du lịch, nhưng vẫn chưa phát huy và chưa tập trung khai thác thế mạnh này. Trong liên kết cũng cần phải có hướng và chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực cũng như tạo nguồn vốn để phát triển; khi xây dựng các dự án, đề án phải nghiên cứu kỹ và có tính khoa học, có cơ sở chắc chắn cho phát triển...
Theo báo cáo của Nhóm Tư vấn vùng duyên hải miền Trung (Nhóm được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Tổ Điều phối Vùng về các hoạt động liên quan đến liên kết phát triển Vùng), sau một năm đi vào hoạt động đã giúp Tổ Điều phối Vùng xây dựng tổ chức và cơ chế ban đầu cho hoạt động liên kết Vùng, trong đó tập trung chuẩn bị nội dung tổ chức Hội thảo khoa học "Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung" lần đầu tiên đựoc tổ chức tại Đà Nẵng. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để thành lập "Quỹ nghiên cứu phát triển miền Trung"; thành lập Trung tâm Tư vấn Nghiên cứu Phát triển miền Trung (trực thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế- Xã hội Đà Nẵng).
Tổ chức thành công 3 Hội thảo khoa học với các chủ đề Liên kết phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung; Liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung và Liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tỉnh duyên hải miền Trung; Triển khai xây dựng và chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử Vùng duyên hải miền Trung. Tổ chức khảo sát thực tiễn tình hình kinh tế-xã hội 7 tỉnh miền Trung và một số cơ sở kinh tế, giáo dục đào tạo của Vùng nhằm nắm bắt bước đầu tình hình thực tiễn, các yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai nội dung liên kết phát triển; Huy động đội ngũ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tham gia vào các hoạt động liên kết Vùng, qua đó đã có hơn 80 lượt chuyên gia tham gia vào các hoạt động khoa học...
Nhóm Tư vấn cũng đã đề ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012-2013, tập trung vào việc tổ chức Hội thảo khoa học "Về kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp các tỉnh duyên hải miền Trung"; Triển khai các hoạt động hỗ trợ liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung giữa các doanh nghiệp du lịch; liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tỉnh duyên hải miền Trung giữa các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp công nghiệp, cơ sở y tế các Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong vùng duyên hải miền Trung. Phối hợp với Quỹ Nghiên cứu Phát triển miền Trung hoàn thành 2 đề tài khoa học "Liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tình duyên hải miền Trung" và "Về kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp các tỉnh duyên hải miền Trung" trong năm 2012.
Cùng với Trung tâm Tư vấn Nghiên cứu Phát triển miền Trung xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất Vùng duyên hải miền Trung và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử Vùng duyên hải miền Trung... 7 tỉnh duyên hải miền Trung (gọi tắt là Vùng duyên hai miền Trung) bao gồm Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa là khu vực giàu tài nguyên, có tiềm năng lớn về kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển.
Tuy nhiên, quá trình phát triển trong thời gian qua còn có sự bất cập trong việc khai thác "lợi thế tĩnh" và "lợi thế động" của mỗi địa phương nói riêng và vùng duyên hải miền Trung nói chung dẫn đến sự phát triển còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết và chưa tạo được sức cạnh tranh...Sớm nhận thức được vấn đề trên, lãnh đạo 7 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung đã thống nhất sự cần thiết xây dựng và thực thi các chính sách, cơ chế liên kết phát triển chung của Vùng, hướng tới xây dựng một vùng duyên hải phồn vinh của đất nước.
Tại Hội thảo khoa học "Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung" lấn thứ nhất được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng ngày 15/7/2011, lãnh đạo chủ chốt 7 tỉnh, thành phố đã đồng thuận ký kết "Biên bản cam kết liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung", thống nhất thành lập Tổ Điều phối Vùng, Nhóm tư vấn liên kết Phát triển Vùng nhằm tổ chức, giám sát và điều hành các hoạt động liên kết Vùng. Theo đó Quỹ Nghiên cứu Phát triển miền Trung được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nghiên cứu phát triển Vùng./.
Văn Sơn (TTXVN)