Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 26/8, các nhà kinh tế quốc tế cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng ngân hàng xuất hiện ở chân trời tài chính thế giới đang làm cho các thị trường trái phiếu và chứng khoán thế giới cực kỳ biến động.
Đây là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mới có quy mô tương đương với cuộc khủng hoảng năm 2008-2009.
Nhà phân tích chiến lược về nguồn vốn của Tạp chí trực tuyến Tiền tệ buổi sáng của Mỹ, Shah Gilani, nhấn mạnh hai động cơ tiềm tàng có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng ngân hàng là một hoặc nhiều nước đang khó khăn kinh tế ở châu Âu hoàn toàn vỡ nợ hoặc một ngân hàng vốn là trung tâm quan trọng về tiền tệ thế giới bị các ngân hàng đối tác loại khỏi thị trường vay nợ liên ngân hàng.
Vào bất cứ thời điểm nào, một hoặc đồng thời cả hai xúc tác này cũng có thể gây ra sự hoảng loạn tài chính lan nhanh trên toàn cầu.
Các nhà kinh tế quốc tế đều cho rằng mối đe dọa khủng hoảng ngân hàng và hậu quả là một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mới tập trung ở châu Âu.
Các ngân hàng châu Âu đang phải gồng lên không chỉ để gánh nợ chủ quyền trong nước mà cả nợ của các nước láng giềng khác trong Liên minh tiền tệ châu Âu.
Khi nguy cơ vỡ nợ tăng lên ở bất cứ nước nào, mọi ngân hàng trong liên minh tiền tệ này đều bị tác động nặng nề.
Các ngân hàng trung ương của các nước châu Âu vừa phải gánh nợ chủ quyền khổng lồ của họ vừa phải gánh các khoản nợ chủ quyền và chứng khoán do chính phủ bảo lãnh để thế chấp cho các khoản nợ cho các ngân hàng có nguy cơ phá sản vay.
Tuy nhiên, nếu in thêm tiền, các ngân hàng cũng tự làm giảm các khoản tiền cho vay của chính họ.
Các nhà phân tích kinh tế quốc tế cảnh báo nguy cơ các nước bị hạ độ tín nhiệm tín dụng sẽ gây ra các thảm họa mới mang tính dây chuyền đối với các ngân hàng khiến hậu quả đổ vỡ của một ngân hàng sẽ lan nhanh như cháy rừng, đặc biệt ở châu Âu.
Hậu quả là toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể khủng hoảng. Biến động thị trường có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất là sự lây lan nhanh chóng sẽ kéo theo sự hoảng loạn toàn cầu./.
Đây là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mới có quy mô tương đương với cuộc khủng hoảng năm 2008-2009.
Nhà phân tích chiến lược về nguồn vốn của Tạp chí trực tuyến Tiền tệ buổi sáng của Mỹ, Shah Gilani, nhấn mạnh hai động cơ tiềm tàng có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng ngân hàng là một hoặc nhiều nước đang khó khăn kinh tế ở châu Âu hoàn toàn vỡ nợ hoặc một ngân hàng vốn là trung tâm quan trọng về tiền tệ thế giới bị các ngân hàng đối tác loại khỏi thị trường vay nợ liên ngân hàng.
Vào bất cứ thời điểm nào, một hoặc đồng thời cả hai xúc tác này cũng có thể gây ra sự hoảng loạn tài chính lan nhanh trên toàn cầu.
Các nhà kinh tế quốc tế đều cho rằng mối đe dọa khủng hoảng ngân hàng và hậu quả là một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mới tập trung ở châu Âu.
Các ngân hàng châu Âu đang phải gồng lên không chỉ để gánh nợ chủ quyền trong nước mà cả nợ của các nước láng giềng khác trong Liên minh tiền tệ châu Âu.
Khi nguy cơ vỡ nợ tăng lên ở bất cứ nước nào, mọi ngân hàng trong liên minh tiền tệ này đều bị tác động nặng nề.
Các ngân hàng trung ương của các nước châu Âu vừa phải gánh nợ chủ quyền khổng lồ của họ vừa phải gánh các khoản nợ chủ quyền và chứng khoán do chính phủ bảo lãnh để thế chấp cho các khoản nợ cho các ngân hàng có nguy cơ phá sản vay.
Tuy nhiên, nếu in thêm tiền, các ngân hàng cũng tự làm giảm các khoản tiền cho vay của chính họ.
Các nhà phân tích kinh tế quốc tế cảnh báo nguy cơ các nước bị hạ độ tín nhiệm tín dụng sẽ gây ra các thảm họa mới mang tính dây chuyền đối với các ngân hàng khiến hậu quả đổ vỡ của một ngân hàng sẽ lan nhanh như cháy rừng, đặc biệt ở châu Âu.
Hậu quả là toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể khủng hoảng. Biến động thị trường có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất là sự lây lan nhanh chóng sẽ kéo theo sự hoảng loạn toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)