Các nhà kinh tế Mỹ và quốc tế cảnh báo thế giới đang tiến gần hơn đến một cuộc khủng hoảng đồng USD do nợ của nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã tăng cao chưa từng thấy.
Ngày 28/9, Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo vào cuối tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 tới, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên mức kỷ lục 1,3 nghìn tỷ USD, tương đương với 9,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, và sẽ lên tới đỉnh 6,27 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.
CBO cho biết thêm tình hình nợ nần của nền kinh tế Mỹ ngày càng tồi tệ hơn và chưa có dấu hiệu cải thiện. Bất cứ sự lên giá nào của đồng USD cũng chỉ là tạm thời và sự mất giá ngày càng nghiêm trọng của đồng tiền này là không thể tránh khỏi.
Trong bối cảnh đó, nhà kinh tế đã từng đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Jacques de Larosiere, đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) thiết lập hệ thống tiền tệ toàn cầu hài hòa hơn để ngăn chặn nguy cơ các nước đua nhau giảm giá đồng nội tệ.
Ông cho rằng hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành không vận hành tốt.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Guido Mantega, cho rằng cuộc chiến tranh tiền tệ quốc tế đã bắt đầu với việc các nước đua nhau giảm giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu.
Trong tháng Chín, bất chấp chỉ trích của Mỹ và các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản đã gia nhập đội ngũ các nước châu Á và Mỹ Latinh giảm giá đồng yen so với đồng USD để giành lợi thế xuất khẩu./.
Ngày 28/9, Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo vào cuối tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 tới, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên mức kỷ lục 1,3 nghìn tỷ USD, tương đương với 9,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, và sẽ lên tới đỉnh 6,27 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.
CBO cho biết thêm tình hình nợ nần của nền kinh tế Mỹ ngày càng tồi tệ hơn và chưa có dấu hiệu cải thiện. Bất cứ sự lên giá nào của đồng USD cũng chỉ là tạm thời và sự mất giá ngày càng nghiêm trọng của đồng tiền này là không thể tránh khỏi.
Trong bối cảnh đó, nhà kinh tế đã từng đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Jacques de Larosiere, đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) thiết lập hệ thống tiền tệ toàn cầu hài hòa hơn để ngăn chặn nguy cơ các nước đua nhau giảm giá đồng nội tệ.
Ông cho rằng hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành không vận hành tốt.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Guido Mantega, cho rằng cuộc chiến tranh tiền tệ quốc tế đã bắt đầu với việc các nước đua nhau giảm giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu.
Trong tháng Chín, bất chấp chỉ trích của Mỹ và các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản đã gia nhập đội ngũ các nước châu Á và Mỹ Latinh giảm giá đồng yen so với đồng USD để giành lợi thế xuất khẩu./.
(TTXVN/Vietnam+)