Phó giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Keiji Fukuda ngày 21/5 cảnh báo, thế giới vẫn chưa sẵn sàng để đối phó với nguy cơ bùng phát đại dịch H7N9.
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh virus cúm gia cầm H7N9, bùng phát tại Trung Quốc, có nguy cơ dễ dàng lây truyền từ người sang người và trở thành đại dịch toàn cầu.
Phát biểu với các đại biểu trong một cuộc họp của WHO, ông Fukuda kêu gọi các quốc gia cần sớm triển khai các biện pháp dự phòng quy mô lớn để đối phó hiệu quả trong trường hợp đại dịch H7N9 bùng phát.
Ông cho rằng mặc dù nhiều biện pháp đã được áp dụng để đối phó với đợt dịch H1N1 trong năm 2009-2010, song thế giới lại chưa chuẩn bị để chống chọi với đại dịch mới, vốn nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
Hệ thống phản ứng và xử lý nhanh với đợt dịch là rất quan trọng, trong khi sự hiểu biết về cơ chế gây bệnh và mức độ nguy hiểm của virus này trong đại bộ phận người dân còn hạn chế. Thực tế đáng buồn này đã cản trở nghiêm trọng những nỗ lực của các cơ quan y tế trong công tác phòng chống dịch.
Tổng giám đốc WHO, bà Margaret Chan cho rằng H7N9 là một loại virus khó phân tích và đầy bí ẩn, mối đe doạ thực sự đối với sức khỏe toàn cầu. Bà đồng thời kêu gọi các quốc gia nên thận trọng hơn và xem xét thực hiện công tác dự phòng y tế.
Những phản ứng nhanh của Trung Quốc trong công tác đối phó với dịch đã được WHO ghi nhận và khen ngợi. Rút kinh nghiệm từ những thiếu sót trong cách xử lý Hội chứng hô hấp cấp (SARS) xảy ra cách đây 10 năm, cướp đi sinh mạng của 800 người, chính phủ Trung Quốc hiện đã đầu tư thích đáng cho công tác phòng chống dịch. Kể từ tháng Năm, số ca nhiễm mới H7N9 đã giảm mạnh tại Trung Quốc.
Số liệu thống kê mới nhất của WHO cho thấy, tại Trung Quốc tính đến nay đã có ít nhất 130 ca nhiễm cúm H7N9, trong đó 35 người tử vong. Các chuyên gia cũng ghi nhận rằng các bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 ở mọi lứa tuổi khác nhau, điều đó cho thấy không lứa tuổi nào có thể miễn dịch với chủng cúm này.
Hiện giới chức y tế thế giới đang nỗ lực phát hiện cách thức virus này lây sang người, do lo ngại biến thể virus này có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người./.
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh virus cúm gia cầm H7N9, bùng phát tại Trung Quốc, có nguy cơ dễ dàng lây truyền từ người sang người và trở thành đại dịch toàn cầu.
Phát biểu với các đại biểu trong một cuộc họp của WHO, ông Fukuda kêu gọi các quốc gia cần sớm triển khai các biện pháp dự phòng quy mô lớn để đối phó hiệu quả trong trường hợp đại dịch H7N9 bùng phát.
Ông cho rằng mặc dù nhiều biện pháp đã được áp dụng để đối phó với đợt dịch H1N1 trong năm 2009-2010, song thế giới lại chưa chuẩn bị để chống chọi với đại dịch mới, vốn nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
Hệ thống phản ứng và xử lý nhanh với đợt dịch là rất quan trọng, trong khi sự hiểu biết về cơ chế gây bệnh và mức độ nguy hiểm của virus này trong đại bộ phận người dân còn hạn chế. Thực tế đáng buồn này đã cản trở nghiêm trọng những nỗ lực của các cơ quan y tế trong công tác phòng chống dịch.
Tổng giám đốc WHO, bà Margaret Chan cho rằng H7N9 là một loại virus khó phân tích và đầy bí ẩn, mối đe doạ thực sự đối với sức khỏe toàn cầu. Bà đồng thời kêu gọi các quốc gia nên thận trọng hơn và xem xét thực hiện công tác dự phòng y tế.
Những phản ứng nhanh của Trung Quốc trong công tác đối phó với dịch đã được WHO ghi nhận và khen ngợi. Rút kinh nghiệm từ những thiếu sót trong cách xử lý Hội chứng hô hấp cấp (SARS) xảy ra cách đây 10 năm, cướp đi sinh mạng của 800 người, chính phủ Trung Quốc hiện đã đầu tư thích đáng cho công tác phòng chống dịch. Kể từ tháng Năm, số ca nhiễm mới H7N9 đã giảm mạnh tại Trung Quốc.
Số liệu thống kê mới nhất của WHO cho thấy, tại Trung Quốc tính đến nay đã có ít nhất 130 ca nhiễm cúm H7N9, trong đó 35 người tử vong. Các chuyên gia cũng ghi nhận rằng các bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 ở mọi lứa tuổi khác nhau, điều đó cho thấy không lứa tuổi nào có thể miễn dịch với chủng cúm này.
Hiện giới chức y tế thế giới đang nỗ lực phát hiện cách thức virus này lây sang người, do lo ngại biến thể virus này có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người./.
Thạch Thảo (Vietnam+)