Ngày 26/11, Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và phát triển (UNCTAD) đã thúc giục cộng đồng thế giới cần thay đổi cơ bản cơ cấu cũng như các biện pháp hỗ trợ các nước chậm phát triển nhất (LDC).
Báo cáo về các nước chậm phát triển nhất năm 2010 của UNCTAD đã phân tích tiến trình tăng trưởng kinh tế và phát triển của các nước LDC trong suốt thập kỷ qua và nhấn mạnh cơ cấu và các biện pháp hỗ trợ hiện nay của cộng đồng quốc tế không đủ để đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển của các nước LDC khiến những nước này không thể thoát khỏi “vòng luẩn quẩn của đói nghèo và ngày càng chậm phát triển so với các nước khác trên thế giới.”
Trong tổng số 51 nước bị Liên hợp quốc xếp vào quy chế nước chậm phát triển nhất trong suốt thập kỷ qua đã có Botswana thoát khỏi quy chế này vào năm 1994.
Các nước LDC hiện vẫn đứng trước những thách thức gay gắt về kinh tế do vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá. Hậu quả là những nước này vẫn không vượt qua được chu kỳ phá sản thất thường của nền kinh tế trong ba thập kỷ qua.
Năm 2007 đã có tới 421 triệu người ở các nước LDC sống cùng khổ, tăng gấp đôi so với năm 1980. Nếu không có sự thay đổi phương thức hỗ trợ các nước này, số người sống cùng khổ trên thế giới có thể tăng tới hơn 1 tỷ người vào năm 2017.
UNCTAD nhấn mạnh một đường lối mới với những thay đổi về cơ bản cơ cấu và phương thức hỗ trợ các nước Liên hợp quốc đã trở nên cấp thiết.
Ông Cheick Sidi Diarra, đại diện cấp cao của các nước LDC cho rằng hỗ trợ các nước LDC khắc phục những yếu kém về cơ cấu không thể chỉ tập trung vào tự do buôn bán hoặc các dòng vốn vì những nhân tố này không tự động dẫn đến sự đa dạng hơn của các nền kinh tế LDC.
Báo cáo của UNCTAD xác định 5 trụ cột của một đường lối chiến lược mới của cộng đồng thế giới hỗ trợ LDC hiệu quả bao gồm tài chính, buôn bán, hàng hóa, công nghệ, thích nghi với biến đổi khí hậu và di cư.
Chỉ với khuôn khổ toàn diện như vậy mới có thể tạo được các cơ chế hỗ trợ quốc tế mới hiệu quả hơn cho các nước LDC, giúp những nước này tăng trưởng bền vững và tiến tới thoát khỏi vị thế nước chậm phát triển nhất.
Báo cáo về các nước chậm phát triển nhất năm 2010 của UNCTAD đã phân tích tiến trình tăng trưởng kinh tế và phát triển của các nước LDC trong suốt thập kỷ qua và nhấn mạnh cơ cấu và các biện pháp hỗ trợ hiện nay của cộng đồng quốc tế không đủ để đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển của các nước LDC khiến những nước này không thể thoát khỏi “vòng luẩn quẩn của đói nghèo và ngày càng chậm phát triển so với các nước khác trên thế giới.”
Trong tổng số 51 nước bị Liên hợp quốc xếp vào quy chế nước chậm phát triển nhất trong suốt thập kỷ qua đã có Botswana thoát khỏi quy chế này vào năm 1994.
Các nước LDC hiện vẫn đứng trước những thách thức gay gắt về kinh tế do vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá. Hậu quả là những nước này vẫn không vượt qua được chu kỳ phá sản thất thường của nền kinh tế trong ba thập kỷ qua.
Năm 2007 đã có tới 421 triệu người ở các nước LDC sống cùng khổ, tăng gấp đôi so với năm 1980. Nếu không có sự thay đổi phương thức hỗ trợ các nước này, số người sống cùng khổ trên thế giới có thể tăng tới hơn 1 tỷ người vào năm 2017.
UNCTAD nhấn mạnh một đường lối mới với những thay đổi về cơ bản cơ cấu và phương thức hỗ trợ các nước Liên hợp quốc đã trở nên cấp thiết.
Ông Cheick Sidi Diarra, đại diện cấp cao của các nước LDC cho rằng hỗ trợ các nước LDC khắc phục những yếu kém về cơ cấu không thể chỉ tập trung vào tự do buôn bán hoặc các dòng vốn vì những nhân tố này không tự động dẫn đến sự đa dạng hơn của các nền kinh tế LDC.
Báo cáo của UNCTAD xác định 5 trụ cột của một đường lối chiến lược mới của cộng đồng thế giới hỗ trợ LDC hiệu quả bao gồm tài chính, buôn bán, hàng hóa, công nghệ, thích nghi với biến đổi khí hậu và di cư.
Chỉ với khuôn khổ toàn diện như vậy mới có thể tạo được các cơ chế hỗ trợ quốc tế mới hiệu quả hơn cho các nước LDC, giúp những nước này tăng trưởng bền vững và tiến tới thoát khỏi vị thế nước chậm phát triển nhất.
Ông Charles Gore, Điều phối viên đặc biệt của UNCTAD về các vấn đề LDC lưu ý cộng đồng thế giới cần thay đổi nhận thức về các nước LDC, không nên coi họ chỉ là những nước nhận viện trợ nước ngoài mà nên coi họ là những nước có tiềm năng to lớn và cần phải giúp họ khai thác và phát huy được tiềm năng này.
Cần tạo ra cơ cấu quốc tế mới hỗ trợ các nước LDC phát triển nhằm đảo ngược vị thế của những nước này trong nền kinh tế thế giới và giúp họ rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước khác cũng như hỗ trợ họ về các mô hình thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng hoá nền kinh tế để những nước này dần thoát khỏi quy chế LDC./.
(TTXVN/Vietnam+)