Tại Hội nghị quốc tế về Somalia, diễn ra ngày 23/2 tại thủ đô London của Anh, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thúc đẩy ủng hộ các biện pháp chống nạn cướp biển, khủng bố và tình hình chính trị bất ổn ở Somalia.
Hội nghị quốc tế về Somalia đã ra thông cáo chung gồm 7 điểm, trong đó có cam kết tăng viện trợ nhân đạo cho Somalia, tăng thêm quân số của lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi và có sự phối hợp quốc tế về viện trợ nhân đạo tốt hơn.
Thông cáo cũng yêu cầu các nhà chính trị nước này phải thành lập một chính phủ ổn định và nhất trí việc chuyển giao quyền lực từ chính quyền chuyển tiếp sang một chính quyền đại diện được tiến hành vào tháng 8/2012; những quyết định về tương lai của Somalia phải do người dân Somalia quyết định, còn vai trò của cộng đồng quốc tế là tạo điều kiện cho sự phát triển và tiến bộ của Somalia.
Hội nghị cũng nhất trí về các biện pháp nhằm ngăn chặn nạn cướp biển bằng việc mở rộng những thỏa thuận đưa các nghi phạm sang các nước khác để xét xử.
Đại diện của hơn 50 quốc gia và các tổ chức quốc tế đã tham dự hội nghị này, trong đó có Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Thủ tướng Anh David Cameron, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và nhiều tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.
Hội nghị tập trung thảo luận nhằm tìm ra các phương thức giải quyết những vấn đề cốt lõi nói trên của Somalia, những vấn đề không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia châu Phi này, mà còn ảnh hưởng đến cả thế giới.
Tháng 11/1989, tại Somalia xảy ra một cuộc đảo chính, đẩy nước này rơi vào một cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái, khiến đất nước bị tàn phá nghiêm trọng cùng với nạn đói khủng khiếp hoành hành./.
Hội nghị quốc tế về Somalia đã ra thông cáo chung gồm 7 điểm, trong đó có cam kết tăng viện trợ nhân đạo cho Somalia, tăng thêm quân số của lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi và có sự phối hợp quốc tế về viện trợ nhân đạo tốt hơn.
Thông cáo cũng yêu cầu các nhà chính trị nước này phải thành lập một chính phủ ổn định và nhất trí việc chuyển giao quyền lực từ chính quyền chuyển tiếp sang một chính quyền đại diện được tiến hành vào tháng 8/2012; những quyết định về tương lai của Somalia phải do người dân Somalia quyết định, còn vai trò của cộng đồng quốc tế là tạo điều kiện cho sự phát triển và tiến bộ của Somalia.
Hội nghị cũng nhất trí về các biện pháp nhằm ngăn chặn nạn cướp biển bằng việc mở rộng những thỏa thuận đưa các nghi phạm sang các nước khác để xét xử.
Đại diện của hơn 50 quốc gia và các tổ chức quốc tế đã tham dự hội nghị này, trong đó có Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Thủ tướng Anh David Cameron, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và nhiều tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.
Hội nghị tập trung thảo luận nhằm tìm ra các phương thức giải quyết những vấn đề cốt lõi nói trên của Somalia, những vấn đề không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia châu Phi này, mà còn ảnh hưởng đến cả thế giới.
Tháng 11/1989, tại Somalia xảy ra một cuộc đảo chính, đẩy nước này rơi vào một cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái, khiến đất nước bị tàn phá nghiêm trọng cùng với nạn đói khủng khiếp hoành hành./.
(TTXVN)