Cuốn sách “Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội” là một công trình nghiên cứu về khảo cổ học do phó giáo sư-tiến sĩ Trần Lâm Biền và phó giáo sư-tiến sĩ Trịnh Sinh đồng tác giả.
Cuốn sách đã giải mã những biểu tượng văn hóa, nghệ thuật của cư dân Hà Nội thời tiền sử, sơ sử và thời quân chủ dân tộc dựa trên những chứng tích khảo cổ học.
Cụ thể, cuốn sách đề cập đến các biểu tượng về vũ trụ, thiên văn và quyền lực. Ví như, biểu tượng trên mặt trống đồng Cổ Loa với những kiến giải về tục thờ mặt trời, hay, biểu tượng thế giới lưỡng phân và lưỡng hợp trong tư duy của người Hà Nội xưa.
Bên cạnh đó, “Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội” đã giải thích hàng loạt hình khắc chính bản thân con người đương thời trên đồ đồng như trống đồng, thạp đồng, âu đồng, rìu đồng… nhằm phác họa lại đời sống và lối suy nghĩ của người xưa.
Trên các trống đồng Hà Nội như Cổ Loa, Hoàng Hạ, Miếu Môn và nhiều trống đồng khác phát hiện ở vùng đất này có khắc hình người múa hóa trang lông chim, khi thì hiện trên mặt trống, khi lại ở trên lưng trống. Bên cạnh đó, trên trống còn có hình ảnh người chiến binh khoác áo lông chim, đội mũ gắn lông chim dài tua tủa, ngay cả cán giáo cầm tay cũng được buộc lông chim vào đầu cán…
Theo cuốn sách này, việc người xưa thích đồ trang sức bằng lông chim một phần do vẻ đẹp phất phơ trước gió và rực rỡ sắc màu của nó, hơn thế, lông chim còn tượng trưng cho chiến thắng và quyền lực…
Ngoài ra, cuốn sách còn đi sâu vào không gian văn hóa phi vật thể dựa trên nền tảng văn hóa vật thể qua việc phân tích giá trị biểu tượng của chùa, tháp, tượng tròn, đồ thờ, chuông, lọng…
Có thể nói cuốn sách “Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội” đã giúp các thế hệ sau tìm được lời “thì thầm” của quá khứ và tạo động lực cho chúng ta giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trên con đường vững bước vào tương lai./.
Cuốn sách đã giải mã những biểu tượng văn hóa, nghệ thuật của cư dân Hà Nội thời tiền sử, sơ sử và thời quân chủ dân tộc dựa trên những chứng tích khảo cổ học.
Cụ thể, cuốn sách đề cập đến các biểu tượng về vũ trụ, thiên văn và quyền lực. Ví như, biểu tượng trên mặt trống đồng Cổ Loa với những kiến giải về tục thờ mặt trời, hay, biểu tượng thế giới lưỡng phân và lưỡng hợp trong tư duy của người Hà Nội xưa.
Bên cạnh đó, “Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội” đã giải thích hàng loạt hình khắc chính bản thân con người đương thời trên đồ đồng như trống đồng, thạp đồng, âu đồng, rìu đồng… nhằm phác họa lại đời sống và lối suy nghĩ của người xưa.
Trên các trống đồng Hà Nội như Cổ Loa, Hoàng Hạ, Miếu Môn và nhiều trống đồng khác phát hiện ở vùng đất này có khắc hình người múa hóa trang lông chim, khi thì hiện trên mặt trống, khi lại ở trên lưng trống. Bên cạnh đó, trên trống còn có hình ảnh người chiến binh khoác áo lông chim, đội mũ gắn lông chim dài tua tủa, ngay cả cán giáo cầm tay cũng được buộc lông chim vào đầu cán…
Theo cuốn sách này, việc người xưa thích đồ trang sức bằng lông chim một phần do vẻ đẹp phất phơ trước gió và rực rỡ sắc màu của nó, hơn thế, lông chim còn tượng trưng cho chiến thắng và quyền lực…
Ngoài ra, cuốn sách còn đi sâu vào không gian văn hóa phi vật thể dựa trên nền tảng văn hóa vật thể qua việc phân tích giá trị biểu tượng của chùa, tháp, tượng tròn, đồ thờ, chuông, lọng…
Có thể nói cuốn sách “Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội” đã giúp các thế hệ sau tìm được lời “thì thầm” của quá khứ và tạo động lực cho chúng ta giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trên con đường vững bước vào tương lai./.
Thiên Linh (Vietnam+)