Ngày 7/12, Trung tâm bảo tồn Khu di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội cho biết sau khi Trung tâm phối hợp với Viện Khảo cổ học đào 5 hố thám sát khu vực điện Kính Thiên trong tháng 10 và tháng 11 đã phát hiện dấu tích điện Kính Thiên thời kỳ Lê Sơ, một giá trị quý về kiến trúc khu vực này.
Dấu tích Điện Kính Thiên thời kỳ Lê Sơ được phát hiện không còn nguyên vẹn, đã được sửa chữa nhiều lần qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Phía dưới nền điện Kính Thiên có dấu tích kiến trúc lớn thời Lê Sơ, xuất hiện 3 dấu tích móng đầm kiến trúc dài 4,2m (chưa kết thúc); rộng 2,3m, có thể đây là kiến trúc rất lớn và có thể là dấu tích điện Kính Thiên thời kỳ Lê Sơ.
Đối với khu vực thành bậc chạm rồng thời Lê ở phía trước, qua các dấu tích kiến trúc đã được xuất lộ có thể thấy chúng đã được sửa chữa qua nhiều thời kỳ.
Các nhà khảo cổ dự đoán thời kỳ Lê Trung Hưng đã tu sửa nâng cao các thành bậc và giữ nguyên vẹn cho đến tận ngày nay và đến thời Nguyễn đã gia cố, sửa chữa khu vực thềm bậc hai lần. Lần một, thềm điện Kính Thiên được đầm gia cố móng bằng gạch ngói vụn ở phía ngoài thành bậc ốp thêm các tấm đá ở thành bậc. Lần hai, khu vực trước thềm bậc thềm rồng có nền gạch được xây dựng bằng gạch Bát Tràng hình vuông.
Ngoài dấu tích điện Kính Thiên thời kỳ Lê Sơ, quá trình thám sát cũng phát hiện thấy sân nền lát gạch vồ thời Lê có quy mô rộng toàn bộ khu vực từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên.
Đây chính là dấu tích Đan Trì thời Lê có niên đại kéo dài từ Lê Sơ cho đến Lê Trung Hưng. Theo đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều loại hình di vật như vật liệu kiến trúc, đồ sành và đồ gốm men có niên đại từ thời Lý-Trần cho đến thế kỷ 20.
Hai đơn vị liên quan khẳng định dấu tích kiến trúc khu vực điện Kính Thiên rất phức tạp, cho thấy sự tồn tại của điện Kính Thiên từ thời Lê Sơ đến thời Nguyễn nhưng chưa rõ quy mô và tính chất. Tuy vậy, các vị trí thám sát này chưa đào tới lớp văn hóa Lý-Trần nên hai đơn vị đang kiến nghị được phép mở rộng quy mô thám sát và khai quật điện Kính Thiên./.
Dấu tích Điện Kính Thiên thời kỳ Lê Sơ được phát hiện không còn nguyên vẹn, đã được sửa chữa nhiều lần qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Phía dưới nền điện Kính Thiên có dấu tích kiến trúc lớn thời Lê Sơ, xuất hiện 3 dấu tích móng đầm kiến trúc dài 4,2m (chưa kết thúc); rộng 2,3m, có thể đây là kiến trúc rất lớn và có thể là dấu tích điện Kính Thiên thời kỳ Lê Sơ.
Đối với khu vực thành bậc chạm rồng thời Lê ở phía trước, qua các dấu tích kiến trúc đã được xuất lộ có thể thấy chúng đã được sửa chữa qua nhiều thời kỳ.
Các nhà khảo cổ dự đoán thời kỳ Lê Trung Hưng đã tu sửa nâng cao các thành bậc và giữ nguyên vẹn cho đến tận ngày nay và đến thời Nguyễn đã gia cố, sửa chữa khu vực thềm bậc hai lần. Lần một, thềm điện Kính Thiên được đầm gia cố móng bằng gạch ngói vụn ở phía ngoài thành bậc ốp thêm các tấm đá ở thành bậc. Lần hai, khu vực trước thềm bậc thềm rồng có nền gạch được xây dựng bằng gạch Bát Tràng hình vuông.
Ngoài dấu tích điện Kính Thiên thời kỳ Lê Sơ, quá trình thám sát cũng phát hiện thấy sân nền lát gạch vồ thời Lê có quy mô rộng toàn bộ khu vực từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên.
Đây chính là dấu tích Đan Trì thời Lê có niên đại kéo dài từ Lê Sơ cho đến Lê Trung Hưng. Theo đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều loại hình di vật như vật liệu kiến trúc, đồ sành và đồ gốm men có niên đại từ thời Lý-Trần cho đến thế kỷ 20.
Hai đơn vị liên quan khẳng định dấu tích kiến trúc khu vực điện Kính Thiên rất phức tạp, cho thấy sự tồn tại của điện Kính Thiên từ thời Lê Sơ đến thời Nguyễn nhưng chưa rõ quy mô và tính chất. Tuy vậy, các vị trí thám sát này chưa đào tới lớp văn hóa Lý-Trần nên hai đơn vị đang kiến nghị được phép mở rộng quy mô thám sát và khai quật điện Kính Thiên./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)