Ngày 26/9, Công ty Điện lực Tây Ninh cho biết, sau khi nhận được thông tin một con vượn đen má trắng bị điện trung thế giật chết tại Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh), ông Nguyễn Thành Duy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã chỉ đạo ngay cho Giám đốc Điện lực Tây Ninh tiến hành khảo sát đường dây trung thế đi ngang qua Vườn Quốc gia để Tổng Công ty xem xét quyết định kế hoạch thay thế cáp điện trần bằng cáp vỏ bọc nhựa, nhằm bảo vệ đàn thú quý hiếm trong khu bảo tồn.
Theo ông Nguyễn Hữu Lễ, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Tây Ninh, đường dây điện trung thế đi qua Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát bắt đầu từ kênh Tà Xia (xã Tân Bình, huyện Tân Biên) đến đường vành đai biên giới giáp với Campuchia dài khoảng 15km, trong đó vùng trung tâm của khu bảo tồn có nhiều loài thú quý hiếm trú ngụ quanh khu vực suối Đa Ha khoảng 3km.
Kinh phí cho việc thay cáp trần bằng cáp bọc 24kV ước tính khoảng 1 tỷ đồng/km.
[1 con vượn bị điện giật chết trên đường dây trung thế]
Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát (huyện Tân Biên, Tây Ninh) là được xem là khu bảo tồn rất đa dạng, phong phú về sinh học.
Có nhiều động vật quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt như Hạc cổ trắng, Chà vá chân đen, Già đẫy Java, Gà tiền mặt đỏ, Vượn đen má trắng, Sóc bay, khỉ đuôi lợn, Cu li nhỏ...và hai loài Cò nhạn, Sếu đầu đỏ thường bay về trú ngụ theo mùa với số lượng hàng ngàn con để tìm thức ăn tại đây./.
Theo ông Nguyễn Hữu Lễ, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Tây Ninh, đường dây điện trung thế đi qua Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát bắt đầu từ kênh Tà Xia (xã Tân Bình, huyện Tân Biên) đến đường vành đai biên giới giáp với Campuchia dài khoảng 15km, trong đó vùng trung tâm của khu bảo tồn có nhiều loài thú quý hiếm trú ngụ quanh khu vực suối Đa Ha khoảng 3km.
Kinh phí cho việc thay cáp trần bằng cáp bọc 24kV ước tính khoảng 1 tỷ đồng/km.
[1 con vượn bị điện giật chết trên đường dây trung thế]
Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát (huyện Tân Biên, Tây Ninh) là được xem là khu bảo tồn rất đa dạng, phong phú về sinh học.
Có nhiều động vật quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt như Hạc cổ trắng, Chà vá chân đen, Già đẫy Java, Gà tiền mặt đỏ, Vượn đen má trắng, Sóc bay, khỉ đuôi lợn, Cu li nhỏ...và hai loài Cò nhạn, Sếu đầu đỏ thường bay về trú ngụ theo mùa với số lượng hàng ngàn con để tìm thức ăn tại đây./.
Lê Đức Hoảnh (TTXVN)