Tháp Po Sah Inư là di tích đền tháp của Vương quốc Chămpa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, Bình Thuận.
Nhóm đền tháp này được người Chăm xây dựng để thờ thờ thần Shiva và công chúa Po Sah Inư, người đã đã có công dạy dân cách ứng xử, nghề đánh cá, làm gốm, dệt vải.
Quần thể kiến trúc của tháp Pô Sah Inư mang nhiều dấu ấn đậm nét cho một thời thịnh vượng của Vương quốc Chămpa xưa, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 15.
Hiện Po Sah Inư là một quần thể gồm 3 tháp, trong đó tháp lớn nhất còn khá nguyên vẹn cao 16m, thờ thần Shiva với bộ Linga - Yoni bằng đá trơn, biểu tượng của cơ quan sinh dục nam - nữ, vật linh thiêng nhất của người Chăm thể hiện khát vọng sinh sôi và phát triển.
Tháp nhỏ nhất, nằm cạnh thờ thần Lửa và cũng là nơi ngồi đợi trước khi vào làm lễ ở tháp chính; tháp còn lại cách đó khoảng 50m thờ thần Bò và thần Nandin.
Những cuộc khai quật khảo cổ tại tháp Po Sah Inư từ 1992-1995 đã phát hiện ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp.
Trước đó, di tích này đã được Việt Nam xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1991.
Cứ đến tháng Giêng âm lịch hằng năm, dưới chân tháp đều có diễn ra các lễ hội như Rija Nưga, Poh Mbăng Yang...
Ngoài ra, cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận còn góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách khi hàng năm tại tháp Po Sah Inư diễn ra lễ Katê - một lễ hội dân gian thiêng liêng, đặc sắc và quan trọng nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn để tưởng nhớ đến những người đã khuất, các vị anh hùng dân tộc.
và nghệ thuật trang trí của người Chăm.
của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp.