Qua nghiên cứu tế bào somatic cảm quang, các nhà khoa học phát hiện phong cảnh phức tạp trên thảo nguyên Châu Phi có ảnh hưởng đến sự tiến hóa của mắt người.
Trong võng mạc mắt người có ba loại tế bào xôma (tế bào cơ thể) cảm quang để tạo phản ứng với ba loại màu sắc đỏ, xanh lá cây và xanh da trời. Ba loại tế bào xôma cảm quang được sắp xếp theo sự lựa chọn môi trường sinh tồn chứ không phải ngẫu nhiên.
Trước đó, giới khoa học đã từng phát hiện võng mạc của động vật có khả năng thích ứng với môi trường sống của chúng.
Các nhà khoa học đã triển khai nghiên cứu đối với khu vực Botswana nơi tổ tiên loài người từng cư trú trong thời kỳ đầu.
Qua phân tích định lượng thị giác đối với 5.000 bức ảnh có độ phân giải cao của khu vực Botswana, các nhà khoa học phát hiện tế bào hình nón màu đỏ và xanh lá cây có thể thu được càng nhiều photon từ trong những bức ảnh trên. Trong khi đó tế bào hình nón màu xanh da trời lại thu được ít photon hơn.
Điều này giải thích tại sao tế bào hình nón màu xanh da trời trong mắt người lại rất ít, hơn nữa đa phần nằm ở vị trí bên rìa ngoài võng mạc.
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng giúp giới khoa học từng bước nghiên cứu thiết bị hình ảnh thị giác có chức năng tương tự như mắt người./.
Trong võng mạc mắt người có ba loại tế bào xôma (tế bào cơ thể) cảm quang để tạo phản ứng với ba loại màu sắc đỏ, xanh lá cây và xanh da trời. Ba loại tế bào xôma cảm quang được sắp xếp theo sự lựa chọn môi trường sinh tồn chứ không phải ngẫu nhiên.
Trước đó, giới khoa học đã từng phát hiện võng mạc của động vật có khả năng thích ứng với môi trường sống của chúng.
Các nhà khoa học đã triển khai nghiên cứu đối với khu vực Botswana nơi tổ tiên loài người từng cư trú trong thời kỳ đầu.
Qua phân tích định lượng thị giác đối với 5.000 bức ảnh có độ phân giải cao của khu vực Botswana, các nhà khoa học phát hiện tế bào hình nón màu đỏ và xanh lá cây có thể thu được càng nhiều photon từ trong những bức ảnh trên. Trong khi đó tế bào hình nón màu xanh da trời lại thu được ít photon hơn.
Điều này giải thích tại sao tế bào hình nón màu xanh da trời trong mắt người lại rất ít, hơn nữa đa phần nằm ở vị trí bên rìa ngoài võng mạc.
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng giúp giới khoa học từng bước nghiên cứu thiết bị hình ảnh thị giác có chức năng tương tự như mắt người./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)