“Nghệ thuật chèo với đề tài hiện đại” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 13/7, thu hút sự tham, đóng góp ý kiến của đông đảo các nhà nghiên cứu, nghệ sỹ sân khấu chèo.
Trong bài phát biểu đề dẫn tại hội thảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành đã khẳng định chèo và tuồng là cơ sở nền tảng của nền sân khấu Việt Nam, thuộc dạng thức di sản tinh thần phi vật thể. Do đó, chèo cần được tôn vinh không chỉ như hiện vật tĩnh nằm bất động trong viện bảo tàng, nhà truyền thống mà còn đòi hỏi cung cách ứng xử như những thực thể sống, phát triển song song với sự phát triển của xã hội.
Chính vì lẽ đó, bên cạnh việc phục dựng nhiều tích chèo cổ đặc sắc, các đơn vị nghệ thuật chèo trong cả nước còn tiến hành quá trình cải biên, xây dựng lên những tiết mục chèo từ cốt chuyện, mẫu hình nhân vật chưa từng có trong chèo truyền thống. Bên cạnh đó là nỗ lực tìm tòi, thử nghiệm theo hướng biên kịch chèo mới, phù hợp vói ngôn ngữ của xã hội hiện đại.
Từ những nỗ lực đó, hệ thống kịch mục của chèo đã trở nên đa dạng, phủ sóng rộng khắp muôn mặt hiện thực, từ lịch sử, dã sử, truyện cổ dân gian đến chuyển thể một số tác phẩm nổi tiếng của kho tàng sân khấu thế giới. Đặc biệt là các vở diễn khai thác đề tài hiện tại, bao quát nhiều lĩnh vực đời sống từ chiến tranh tới hậu chiến, công nghiệp, nông nghiệp cho tới sự biến động phức tạp xã hội đô thị trong nền kinh tế thị trường với nhiều kiểu nhân vật thuộc đủ mọi tầng lớp, nghề nghiệp, lớp tuổi, tính cách, số phận…
Sau nửa thế kỷ tìm tòi, sáng tạo chèo đề tài hiện đại, lần đầu tiên có một Liên hoan sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc với sự tham gia của 16 vở diễn đến từ 13 đơn vị nghệ thuật. Đây là một nỗ lực của lực lượng những người sáng tạo chèo đề tài hiện đại cả nước, cùng nhau ngồi lại nhìn nhận những điểm được và chưa được trong quá trình sáng tạo chèo đề tài hiện đại trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn, không ít thử thách.
Tuy nhiên, dư luận chung vẫn cho rằng các vở diễn đề tài hiện đại về đời sống hôm nay vẫn còn mờ nhạt, nghiêng về sinh hoạt đời thường mà không tạo dựng được các hình tượng nhân vật tiêu biểu, đại diện trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là với các nhân vật người nông dân của nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ.
Nhiều đại biểu tham dự hội thảo, trong đó có các nhà nghiên cứu, nghệ sỹ lão thành nhiều năm cống hiến tâm huyết cho chèo đồng ý với ý kiến cho rằng nhiều tác phẩm chèo đã mải mê khai thác những mảng hiện thực nóng hổi tính thời sự mà xao lãng phát huy ngôn ngữ đặc trưng của chèo hoặc ngược lại, dẫn đến hiện tượng được mặt nọ, hụt mặt kia nên vở diễn rơi vào tình trạng nhạt nhòa.
Tình trạng "kịch hóa" chèo không phải là không xảy ra với các sản phẩm chèo nhưng thiên hẳn về tính xung đột, hiện thực, kịch tính mà "quên" mất rằng bản chất của chèo là tự sự, trữ tình với tính ước lệ, khái quát hóa cao. Bản thân những người trong cuộc, trực tiếp tham gia vào công cuộc sáng tạo tác phẩm chèo đề tài hiện đại cũng không dám dấn thân sâu sắc để tạo ra đột phá trong tác phẩm của mình.
Theo giáo sư Hà Văn Cầu, một chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu chèo, chèo đang tồn tại trong tọa độ không gian và thời gian văn hóa mới với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa văn hóa. Trước sự chuyển đổi bối cảnh theo quan điểm mới, muốn bảo tồn, khai thác và phát huy chèo cần phải đưa chèo vào mục đích thương mại, du lịch văn hóa và phát triển kinh tế./.
Trong bài phát biểu đề dẫn tại hội thảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành đã khẳng định chèo và tuồng là cơ sở nền tảng của nền sân khấu Việt Nam, thuộc dạng thức di sản tinh thần phi vật thể. Do đó, chèo cần được tôn vinh không chỉ như hiện vật tĩnh nằm bất động trong viện bảo tàng, nhà truyền thống mà còn đòi hỏi cung cách ứng xử như những thực thể sống, phát triển song song với sự phát triển của xã hội.
Chính vì lẽ đó, bên cạnh việc phục dựng nhiều tích chèo cổ đặc sắc, các đơn vị nghệ thuật chèo trong cả nước còn tiến hành quá trình cải biên, xây dựng lên những tiết mục chèo từ cốt chuyện, mẫu hình nhân vật chưa từng có trong chèo truyền thống. Bên cạnh đó là nỗ lực tìm tòi, thử nghiệm theo hướng biên kịch chèo mới, phù hợp vói ngôn ngữ của xã hội hiện đại.
Từ những nỗ lực đó, hệ thống kịch mục của chèo đã trở nên đa dạng, phủ sóng rộng khắp muôn mặt hiện thực, từ lịch sử, dã sử, truyện cổ dân gian đến chuyển thể một số tác phẩm nổi tiếng của kho tàng sân khấu thế giới. Đặc biệt là các vở diễn khai thác đề tài hiện tại, bao quát nhiều lĩnh vực đời sống từ chiến tranh tới hậu chiến, công nghiệp, nông nghiệp cho tới sự biến động phức tạp xã hội đô thị trong nền kinh tế thị trường với nhiều kiểu nhân vật thuộc đủ mọi tầng lớp, nghề nghiệp, lớp tuổi, tính cách, số phận…
Sau nửa thế kỷ tìm tòi, sáng tạo chèo đề tài hiện đại, lần đầu tiên có một Liên hoan sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc với sự tham gia của 16 vở diễn đến từ 13 đơn vị nghệ thuật. Đây là một nỗ lực của lực lượng những người sáng tạo chèo đề tài hiện đại cả nước, cùng nhau ngồi lại nhìn nhận những điểm được và chưa được trong quá trình sáng tạo chèo đề tài hiện đại trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn, không ít thử thách.
Tuy nhiên, dư luận chung vẫn cho rằng các vở diễn đề tài hiện đại về đời sống hôm nay vẫn còn mờ nhạt, nghiêng về sinh hoạt đời thường mà không tạo dựng được các hình tượng nhân vật tiêu biểu, đại diện trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là với các nhân vật người nông dân của nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ.
Nhiều đại biểu tham dự hội thảo, trong đó có các nhà nghiên cứu, nghệ sỹ lão thành nhiều năm cống hiến tâm huyết cho chèo đồng ý với ý kiến cho rằng nhiều tác phẩm chèo đã mải mê khai thác những mảng hiện thực nóng hổi tính thời sự mà xao lãng phát huy ngôn ngữ đặc trưng của chèo hoặc ngược lại, dẫn đến hiện tượng được mặt nọ, hụt mặt kia nên vở diễn rơi vào tình trạng nhạt nhòa.
Tình trạng "kịch hóa" chèo không phải là không xảy ra với các sản phẩm chèo nhưng thiên hẳn về tính xung đột, hiện thực, kịch tính mà "quên" mất rằng bản chất của chèo là tự sự, trữ tình với tính ước lệ, khái quát hóa cao. Bản thân những người trong cuộc, trực tiếp tham gia vào công cuộc sáng tạo tác phẩm chèo đề tài hiện đại cũng không dám dấn thân sâu sắc để tạo ra đột phá trong tác phẩm của mình.
Theo giáo sư Hà Văn Cầu, một chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu chèo, chèo đang tồn tại trong tọa độ không gian và thời gian văn hóa mới với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa văn hóa. Trước sự chuyển đổi bối cảnh theo quan điểm mới, muốn bảo tồn, khai thác và phát huy chèo cần phải đưa chèo vào mục đích thương mại, du lịch văn hóa và phát triển kinh tế./.
Thanh Giang (TTXVN)