Tiếp tục kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, chiều 4/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Xuất bản (sửa đổi).
Nhiều đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Xuất bản (sửa đổi). Theo các đại biểu, Luật Xuất bản năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc, tạo được bước tiến mới trong hoạt động xuất bản, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, với sự biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội đất nước và sự tác động của bối cảnh quốc tế, Luật Xuất bản hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động xuất bản và đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện để hoạt động xuất bản tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Theo các đại biểu, việc ban hành Luật Xuất bản (sửa đổi) sẽ tạo điều kiện hoàn chỉnh hành lang pháp lý để vừa giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn, vừa điều chỉnh được những quan hệ mới phát sinh trong hoạt động xuất bản, đồng thời tạo điều kiện để lĩnh vực xuất bản tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt nhiệm vụ định hướng văn hóa - tư tưởng và phát triển kinh tế - xã hội. cho hoạt động xuất bản phát triển, đẩy mạnh công tác hợp tác trong hoạt động xuất bản…
Tuy nhiên, cũng có đại biểu cho rằng Luật Xuất bản mới được sửa đổi, bổ sung, thời gian kiểm nghiệm thực tiễn chưa nhiều. Việc sửa đổi một cách cơ bản Luật Xuất bản cần có thêm thời gian để nghiên cứu toàn diện, căn cơ trên cơ sở tổng kết, đánh giá thật đầy đủ, kỹ lưỡng việc thi hành Luật Xuất bản trong thời gian qua.
Đa số các đại biểu đều nhất trí với việc cần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động xuất bản. Theo các đại biểu, dự án Luật cần thể hiện quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất bản, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa trung ương, địa phương và cơ sở; trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản; cơ quan quản lý nhà nước chuyển vai trò từ kiểm soát sang giám sát hoạt động của các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành và tập trung vào trách nhiệm chính là hoạch định chính sách, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý ở cơ sở, cải cách hành chính.
Về liên kết xuất bản, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về điều kiện hoạt động, quyền, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức nhân sự cũng như quy trình tổ chức và biên tập bản thảo của cơ sở liên kết xuất bản. Vì hiện nay cơ sở liên kết xuất bản thực chất đã thực hiện hầu hết chức năng, nhiệm vụ của một nhà xuất bản, trừ quyền quyết định xuất bản và chịu sự thẩm định về nội dung tư tưởng của nhà xuất bản liên kết, do đó phải có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý tương tự nhà xuất bản.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) không đồng tình với việc này vì cho rằng đây là việc khó thực hiện vì thực tế hiện nay có nhiều tổ chức liên kết không liên quan đến lĩnh vực xuất bản nhưng thấy lợi cho kinh doanh thì làm.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn đề nghị chỉ nên giới hạn liên kết bằng cách quy định các tổ chức liên kết làm các nhiệm vụ: đi tìm đầu vào tác phẩm; cung cấp tài chính và đảm nhiệm việc phát hành. Còn lại nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm chính để có tác phẩm lành mạnh đưa ra xã hội.
Nhiều đại biểu đề nghị giữ nguyên quy định như luật hiện hành về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, giao Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in của địa phương.
Theo đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc), Luật Luật Xuất bản năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 đã quy định giao việc cấp giấy phép cho cơ sở in của địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh làm rất tốt việc này. Quy định như vậy sẽ phân cấp cho các địa phương về việc quản lý, cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. "Hơn nữa, việc giao thẩm quyền cấp cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm cho cơ sở in của địa phương cho Bộ Thông tin và Truyền thông không phù hợp với Đề án cải cách thủ tục hành chính. Nếu các cơ sở in ở các địa phương cũng phải thông qua Bộ cấp giấy phép sẽ vừa tốn thời gian, công sức và không hiệu quả..." - đại biểu Lê Thị Nguyệt nhấn mạnh.
Cũng trong buổi chiều, các đại biều dành nhiều thời gian thảo luận về chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản; tổ chức của nhà xuất bản; mô hình tổ chức, đối tượng thành lập xuất bản; liên kết xuất bản và hợp tác quốc tế; tổ chức và hoạt động in xuất bản phẩm; tổ chức hoạt động xuất bản phẩm.../.
Nhiều đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Xuất bản (sửa đổi). Theo các đại biểu, Luật Xuất bản năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc, tạo được bước tiến mới trong hoạt động xuất bản, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, với sự biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội đất nước và sự tác động của bối cảnh quốc tế, Luật Xuất bản hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động xuất bản và đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện để hoạt động xuất bản tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Theo các đại biểu, việc ban hành Luật Xuất bản (sửa đổi) sẽ tạo điều kiện hoàn chỉnh hành lang pháp lý để vừa giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn, vừa điều chỉnh được những quan hệ mới phát sinh trong hoạt động xuất bản, đồng thời tạo điều kiện để lĩnh vực xuất bản tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt nhiệm vụ định hướng văn hóa - tư tưởng và phát triển kinh tế - xã hội. cho hoạt động xuất bản phát triển, đẩy mạnh công tác hợp tác trong hoạt động xuất bản…
Tuy nhiên, cũng có đại biểu cho rằng Luật Xuất bản mới được sửa đổi, bổ sung, thời gian kiểm nghiệm thực tiễn chưa nhiều. Việc sửa đổi một cách cơ bản Luật Xuất bản cần có thêm thời gian để nghiên cứu toàn diện, căn cơ trên cơ sở tổng kết, đánh giá thật đầy đủ, kỹ lưỡng việc thi hành Luật Xuất bản trong thời gian qua.
Đa số các đại biểu đều nhất trí với việc cần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động xuất bản. Theo các đại biểu, dự án Luật cần thể hiện quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất bản, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa trung ương, địa phương và cơ sở; trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản; cơ quan quản lý nhà nước chuyển vai trò từ kiểm soát sang giám sát hoạt động của các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành và tập trung vào trách nhiệm chính là hoạch định chính sách, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý ở cơ sở, cải cách hành chính.
Về liên kết xuất bản, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về điều kiện hoạt động, quyền, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức nhân sự cũng như quy trình tổ chức và biên tập bản thảo của cơ sở liên kết xuất bản. Vì hiện nay cơ sở liên kết xuất bản thực chất đã thực hiện hầu hết chức năng, nhiệm vụ của một nhà xuất bản, trừ quyền quyết định xuất bản và chịu sự thẩm định về nội dung tư tưởng của nhà xuất bản liên kết, do đó phải có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý tương tự nhà xuất bản.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) không đồng tình với việc này vì cho rằng đây là việc khó thực hiện vì thực tế hiện nay có nhiều tổ chức liên kết không liên quan đến lĩnh vực xuất bản nhưng thấy lợi cho kinh doanh thì làm.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn đề nghị chỉ nên giới hạn liên kết bằng cách quy định các tổ chức liên kết làm các nhiệm vụ: đi tìm đầu vào tác phẩm; cung cấp tài chính và đảm nhiệm việc phát hành. Còn lại nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm chính để có tác phẩm lành mạnh đưa ra xã hội.
Nhiều đại biểu đề nghị giữ nguyên quy định như luật hiện hành về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, giao Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in của địa phương.
Theo đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc), Luật Luật Xuất bản năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 đã quy định giao việc cấp giấy phép cho cơ sở in của địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh làm rất tốt việc này. Quy định như vậy sẽ phân cấp cho các địa phương về việc quản lý, cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. "Hơn nữa, việc giao thẩm quyền cấp cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm cho cơ sở in của địa phương cho Bộ Thông tin và Truyền thông không phù hợp với Đề án cải cách thủ tục hành chính. Nếu các cơ sở in ở các địa phương cũng phải thông qua Bộ cấp giấy phép sẽ vừa tốn thời gian, công sức và không hiệu quả..." - đại biểu Lê Thị Nguyệt nhấn mạnh.
Cũng trong buổi chiều, các đại biều dành nhiều thời gian thảo luận về chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản; tổ chức của nhà xuất bản; mô hình tổ chức, đối tượng thành lập xuất bản; liên kết xuất bản và hợp tác quốc tế; tổ chức và hoạt động in xuất bản phẩm; tổ chức hoạt động xuất bản phẩm.../.
Phúc Hằng (TTXVN)