Sáng 23/3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận dự án Luật phòng, chống mua bán người.
Chủ trì phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu Quốc hội trong thảo luận tập trung vào các nội dung còn có ý kiến khác nhau về hành vi bị nghiêm cấm; biện pháp phòng ngừa; hỗ trợ nạn nhân; thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; trách nhiệm Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống mua bán người.
Báo cáo với Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba cho biết, so với dự thảo trước, bản dự thảo trình Quốc hội lần này có nhiều điểm được sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan đến khái niệm “hành vi mua bán người và các hành vi có liên quan”; các quyền của nạn nhân; tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước, bảo vệ an toàn cho nạn nhân, việc thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và hoạt động của các cơ sở này.
Về khái niệm “hành vi mua bán người và các hành vi có liên quan” - một vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến, dự thảo luật đã quy định cụ thể các hành vi mua bán người và hành vi có liên quan đến mua bán người. Về tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước, dự thảo được chỉnh lý theo hướng nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể đến Ủy ban Nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất để khai báo về việc bị mua bán.
Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở. Ủy ban Nhân dân cấp xã thực hiện việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong những trường hợp cần thiết và thông báo ngay với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Ủy ban Nhân dân cấp xã, Phòng phải thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân, hỗ trợ và phối hợp với cơ quan công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân.
Nhất trí với việc cần thiết có Luật phòng, chống mua, bán người, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề xuất tên gọi của dự thảo luật nên là Luật phòng, chống buôn, bán người chứ không nên dùng là "mua, bán" người như hiện nay.
Đại biểu thấy rằng việc sử dụng cụm từ "mua, bán" người không thể hiện được hành vi trục lợi trong việc này. Theo đại biểu, nhiều nước trên thế giới đã có luật này và đều dùng thuật ngữ buôn, bán người, Việt Nam nên như các nước khác để thuận lợi trong hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn, bán người.
Đại biểu Mạnh Hùng đề nghị trong phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, ngoài các quy định về: phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người, hành vi liên quan đến mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ và địa phương trong phòng, chống mua, bán người; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua, bán người... cần quy định cụ thể về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, gia đình và công dân trong phòng chống buôn bán người.
Góp ý vào nội dung tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán, đại biểu Nguyễn Đình Liêu (Ninh Thuận) cho rằng “Có nhiều cơ quan liên quan đến việc này. Quy định lòng vòng giữa các cơ quan, trong khi chưa xác minh được thông tin về nạn nhân (thời gian tối đa lên tới 2 tháng), Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội khó có thể bố trí ăn ở, chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân trong suốt thời gian dài như vậy?"
Đại biểu đề xuất nên động viên và đưa những người có điều kiện về với gia đình, các trường hợp khác đưa về cơ sở bảo trợ xã hội. Lưu ý đến yếu tố tâm lý của các nạn nhân, đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) yêu cầu bổ sung quy định về “quyền được giữ bí mật thông tin” cho nạn nhân bị mua bán (về hình ảnh nhận dạng, đời tư...).
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) đề cập đến một hành vi mới phát sinh trong đời sống xã hội: hiện tượng đẻ thuê được phát hiện ở Thái Lan trong thời gian gần đây. Ông cho rằng, đây cũng là một trường hợp mua, bán trẻ em, người đẻ thuê vừa là nạn nhân vừa là tội phạm.
Cần xem xét quy định vào Luật để có căn cứ xử lý. Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Thành phố Hồ Chí Minh) tán thành với các quy định tại Chương V gồm Hỗ trợ nạn nhân gồm hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ học văn hóa, học nghề; Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
Đại biểu Đăng Trừng bày tỏ quan điểm tán thành với quy định cho phép tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp hoặc cá nhân trong nước được thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Đại biểu nhấn mạnh quy định này phù hợp với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực này, đồng thời khai thác được tiềm năng trong cộng đồng.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh tới vai trò của tuyên truyền trong việc phòng chống mua, bán người. Có ý kiến đề nghị trong tuyên truyền cần nhấn mạnh toàn bộ nội dung Điều 3. "Hành vi mua, bán người và các hành vi liên quan đến mua, bán người gồm mua, bán người; chuyển giao, tiếp nhận người trái với ý muốn của họ nhằm bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người nhằm thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này" để người dân hiểu rõ, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Đại biểu Quốc hội để chỉnh lý cho phù hợp, trình Quốc hội trong thời gian tới./.
Chủ trì phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu Quốc hội trong thảo luận tập trung vào các nội dung còn có ý kiến khác nhau về hành vi bị nghiêm cấm; biện pháp phòng ngừa; hỗ trợ nạn nhân; thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; trách nhiệm Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống mua bán người.
Báo cáo với Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba cho biết, so với dự thảo trước, bản dự thảo trình Quốc hội lần này có nhiều điểm được sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan đến khái niệm “hành vi mua bán người và các hành vi có liên quan”; các quyền của nạn nhân; tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước, bảo vệ an toàn cho nạn nhân, việc thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và hoạt động của các cơ sở này.
Về khái niệm “hành vi mua bán người và các hành vi có liên quan” - một vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến, dự thảo luật đã quy định cụ thể các hành vi mua bán người và hành vi có liên quan đến mua bán người. Về tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước, dự thảo được chỉnh lý theo hướng nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể đến Ủy ban Nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất để khai báo về việc bị mua bán.
Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở. Ủy ban Nhân dân cấp xã thực hiện việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong những trường hợp cần thiết và thông báo ngay với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Ủy ban Nhân dân cấp xã, Phòng phải thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân, hỗ trợ và phối hợp với cơ quan công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân.
Nhất trí với việc cần thiết có Luật phòng, chống mua, bán người, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề xuất tên gọi của dự thảo luật nên là Luật phòng, chống buôn, bán người chứ không nên dùng là "mua, bán" người như hiện nay.
Đại biểu thấy rằng việc sử dụng cụm từ "mua, bán" người không thể hiện được hành vi trục lợi trong việc này. Theo đại biểu, nhiều nước trên thế giới đã có luật này và đều dùng thuật ngữ buôn, bán người, Việt Nam nên như các nước khác để thuận lợi trong hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn, bán người.
Đại biểu Mạnh Hùng đề nghị trong phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, ngoài các quy định về: phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người, hành vi liên quan đến mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ và địa phương trong phòng, chống mua, bán người; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua, bán người... cần quy định cụ thể về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, gia đình và công dân trong phòng chống buôn bán người.
Góp ý vào nội dung tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán, đại biểu Nguyễn Đình Liêu (Ninh Thuận) cho rằng “Có nhiều cơ quan liên quan đến việc này. Quy định lòng vòng giữa các cơ quan, trong khi chưa xác minh được thông tin về nạn nhân (thời gian tối đa lên tới 2 tháng), Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội khó có thể bố trí ăn ở, chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân trong suốt thời gian dài như vậy?"
Đại biểu đề xuất nên động viên và đưa những người có điều kiện về với gia đình, các trường hợp khác đưa về cơ sở bảo trợ xã hội. Lưu ý đến yếu tố tâm lý của các nạn nhân, đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) yêu cầu bổ sung quy định về “quyền được giữ bí mật thông tin” cho nạn nhân bị mua bán (về hình ảnh nhận dạng, đời tư...).
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) đề cập đến một hành vi mới phát sinh trong đời sống xã hội: hiện tượng đẻ thuê được phát hiện ở Thái Lan trong thời gian gần đây. Ông cho rằng, đây cũng là một trường hợp mua, bán trẻ em, người đẻ thuê vừa là nạn nhân vừa là tội phạm.
Cần xem xét quy định vào Luật để có căn cứ xử lý. Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Thành phố Hồ Chí Minh) tán thành với các quy định tại Chương V gồm Hỗ trợ nạn nhân gồm hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ học văn hóa, học nghề; Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
Đại biểu Đăng Trừng bày tỏ quan điểm tán thành với quy định cho phép tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp hoặc cá nhân trong nước được thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Đại biểu nhấn mạnh quy định này phù hợp với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực này, đồng thời khai thác được tiềm năng trong cộng đồng.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh tới vai trò của tuyên truyền trong việc phòng chống mua, bán người. Có ý kiến đề nghị trong tuyên truyền cần nhấn mạnh toàn bộ nội dung Điều 3. "Hành vi mua, bán người và các hành vi liên quan đến mua, bán người gồm mua, bán người; chuyển giao, tiếp nhận người trái với ý muốn của họ nhằm bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người nhằm thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này" để người dân hiểu rõ, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Đại biểu Quốc hội để chỉnh lý cho phù hợp, trình Quốc hội trong thời gian tới./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)