Ngày 18/7, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về xử lý sau thanh tra khu vực phía Nam.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Chiến Bình, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đánh giá, thời gian qua nhiều địa phương ở khu vực phía Nam đã triển khai công tác xử lý sau thanh tra đạt 70-80% .
Cũng theo ông Nguyễn Chiến Bình, dù đến nay chưa có văn bản chính thức về cách thức xử lý sau thanh tra, nhưng nhiều địa phương đã chủ động làm tốt công tác này như Thanh tra các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận.
Đặc biệt là Thanh tra thành phố Cần Thơ trong năm 2012 đã thực hiện công tác xử lý sau thanh tra đạt 100%.
Từ thực tế này, ông Nguyển Chiến Bình, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra các địa phương cần học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong xử lý công việc vì qua chia sẻ tại hội nghị, mỗi địa phương có một giải pháp hay nhằm thu hồi vật chất, tài chính với mức độ cao nhất từ những sai phạm về cho nhà nước.
Tại hội thảo, đại diện thanh tra của các địa phương đã chia sẻ những kinh nghiệm về xây dựng kết luận thanh tra, kinh nghiệm xử lý về kinh tế, cán bộ, xử lý hình sự đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chức liên quan trong công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra.
Các đại biểu dự hội thảo còn nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; trong đó đề cập tới nhiều nội dung quy chế còn sơ sài, vấn đề phong tỏa đối với đối tượng thanh tra chưa rõ ràng, chưa có quy định về việc đôn đốc đối tượng thanh tra.
Để công tác xử lý sau thanh tra tại các địa phương được thực hiện tốt hơn, Thanh tra Chính phủ đã chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế như ngay từ khâu chuẩn bị và tiến hành thanh tra phải có sự chỉ đạo và thực hiện đảm bảo chất lượng cao.
Cụ thể, trong quá trình thanh tra, trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra phải có phương pháp khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị được thanh tra.
Kết luận thanh tra phải đảm bảo sự chính xác, khách quan, tránh sự áp đặt, miễn cưỡng, kiến nghị phải đúng quy định của pháp luật và có tính khả thi./.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Chiến Bình, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đánh giá, thời gian qua nhiều địa phương ở khu vực phía Nam đã triển khai công tác xử lý sau thanh tra đạt 70-80% .
Cũng theo ông Nguyễn Chiến Bình, dù đến nay chưa có văn bản chính thức về cách thức xử lý sau thanh tra, nhưng nhiều địa phương đã chủ động làm tốt công tác này như Thanh tra các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận.
Đặc biệt là Thanh tra thành phố Cần Thơ trong năm 2012 đã thực hiện công tác xử lý sau thanh tra đạt 100%.
Từ thực tế này, ông Nguyển Chiến Bình, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra các địa phương cần học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong xử lý công việc vì qua chia sẻ tại hội nghị, mỗi địa phương có một giải pháp hay nhằm thu hồi vật chất, tài chính với mức độ cao nhất từ những sai phạm về cho nhà nước.
Tại hội thảo, đại diện thanh tra của các địa phương đã chia sẻ những kinh nghiệm về xây dựng kết luận thanh tra, kinh nghiệm xử lý về kinh tế, cán bộ, xử lý hình sự đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chức liên quan trong công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra.
Các đại biểu dự hội thảo còn nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; trong đó đề cập tới nhiều nội dung quy chế còn sơ sài, vấn đề phong tỏa đối với đối tượng thanh tra chưa rõ ràng, chưa có quy định về việc đôn đốc đối tượng thanh tra.
Để công tác xử lý sau thanh tra tại các địa phương được thực hiện tốt hơn, Thanh tra Chính phủ đã chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế như ngay từ khâu chuẩn bị và tiến hành thanh tra phải có sự chỉ đạo và thực hiện đảm bảo chất lượng cao.
Cụ thể, trong quá trình thanh tra, trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra phải có phương pháp khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị được thanh tra.
Kết luận thanh tra phải đảm bảo sự chính xác, khách quan, tránh sự áp đặt, miễn cưỡng, kiến nghị phải đúng quy định của pháp luật và có tính khả thi./.
Liên Phương (TTXVN)