Ngày 13/7, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng ban chỉ đạo thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 Bùi Văn Ga đã dẫn đầu đoàn thanh tra đột xuất công tác chấm thi đại học tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - trường có số lượng bài thi đông nhất và Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội - trường mới thành lập.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, qua kiểm tra cho thấy công tác chấm thi đã được các trường tổ chức khá tốt. Không chỉ tập huấn tốt cho giáo viên chấm thi, các trường còn tổ chức các buổi thảo luận đáp án, chấm thử để không xảy ra sai sót trong quá trình chấm thi, tránh thiệt thòi cho thí sinh. Những trường có số bài thi lớn buộc phải thuê thêm giáo viên bên ngoài đã có sự sàng lọc tuyển chọn giáo viên chấm kỹ càng.
Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những trường có tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi đông nhất trong cả nước với hơn 70.000 hồ sơ. Trường chỉ tổ chức chấm thi hai môn Văn, Toán. Riêng môn Toán, trường đã phải huy động hơn 70 giáo viên chấm thi.
Chiều 12/7, trường đã bắt đầu tổ chức chấm thi. Do số lượng bài thi đông, trường đã phải huy động thêm giáo viên trung học phổ thông tới chấm nhưng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, đảm bảo giáo viên có trình độ cao, đạo đức tốt và đều có thâm niên giảng dạy môn chấm thi từ 5 năm trở lên.
Ngoài việc tập huấn, trường cũng in cho mỗi giáo viên chấm thi bộ tài liệu gồm đáp án, tài liệu hướng dẫn công tác chấm thi để tránh sai sót.
Kỳ thi tuyển sinh năm 2011 là năm đầu tiên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyển sinh hệ đại học. Đã có 2981 thí sinh dự thi vào 7 ngành khối A. Trường đã hợp đồng với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục để chấm hai môn Vật lý, Hóa học và đã bàn giao bài. Riêng môn Toán, trường đã tổ chức chấm tại trường từ 11/7 và dự kiến tới 17/7 sẽ hoàn tất công tác chấm thi.
Do đây là năm đầu tiên trường tổ chức tuyển sinh hệ đại học nên dù còn nhiều lúng túng nhưng công tác tổ chức thi, chấm thi... đã được trường thực hiện rất chu đáo và theo đúng từng bước trong hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, hai phòng chấm thi được bố trí cạnh nhau, một phòng bảo quản bài thi, cửa phòng được khóa bằng 2 khóa khác nhau do Trưởng môn chấm thi Toán giữ 1 chìa, ủy viên Ban thư ký giữ 1 chìa và chỉ được mở cửa khi có mặt cả 2 người giữ chìa khóa.
Công tác bảo vệ phòng chấm và nơi bảo quản bài thi được lực lượng bảo vệ của trường trực 24/24 giờ, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Công tác dồn túi, đánh phách bài thi được thực hiện theo đúng quy trình, việc thực hiện quy trình chấm thi được bảo đảm đúng quy trình, cán bộ chấm thi được quán triệt quy chế, được thảo luận đáp án, thang điểm và chấm thử, sau đó việc tổ chức chấm thi được thực hiện theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại 2 phòng chấm thi riêng biệt.
Đa số các giáo viên chấm thi đều chấm rất cẩn thận để lọc hết ý cho thí sinh, theo đúng phương hướng "làm được đến đâu chấm đến đó" theo đúng thang điểm, đáp án của Bộ Giáo dục, không để thí sinh bị thiệt thòi.
Thầy Nguyễn Bá Hoan - nguyên Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Vạn Xuân (Hoài Đức, Hà Nội), cán bộ giảng dạy hợp đồng của trường Đại học Công nghiệp tham gia chấm thi môn Toán cho biết kết quả 2 buổi chấm cho thấy chất lượng bài làm của thí sinh chưa thật cao, điểm trung bình nằm trong khoảng 3-5 điểm, chưa có bài thi đạt điểm tuyệt đối, điểm cao nhất hiện nay là 8 điểm.
Thầy Nguyễn Văn Phẩm - Phó bộ môn chấm thi Văn trường Đại học Công nghiệp cho biết, đa số bài thi môn Văn đều làm được từ 2-3 trang, chưa có trường hợp nào bỏ trống bài thi. Đáp án thang điểm của Bộ rất sát sao và rõ ý, giúp giáo viên chấm thi Văn không quá vất vả và khó mà bỏ sót ý của thí sinh.
Tuy nhiên, ở môn Văn cũng chưa xuất hiện điểm giỏi nào, đa số bài thi chỉ đạt điểm cao nhất là 7. Các giáo viên cũng hy vọng những buổi chấm thi sau sẽ có bài thi đạt điểm cao hơn.
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Ngô Kim Khôi cũng đề nghị các trường chú ý kiểm tra sâu sát công tác chấm thi, tránh sai sót và có thể công bố sớm kết quả thi cho thí sinh được biết ngay sau khi hoàn tất công tác chấm thi, hậu kiểm... mà không cần chờ tới hạn cuối của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, qua kiểm tra cho thấy công tác chấm thi đã được các trường tổ chức khá tốt. Không chỉ tập huấn tốt cho giáo viên chấm thi, các trường còn tổ chức các buổi thảo luận đáp án, chấm thử để không xảy ra sai sót trong quá trình chấm thi, tránh thiệt thòi cho thí sinh. Những trường có số bài thi lớn buộc phải thuê thêm giáo viên bên ngoài đã có sự sàng lọc tuyển chọn giáo viên chấm kỹ càng.
Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những trường có tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi đông nhất trong cả nước với hơn 70.000 hồ sơ. Trường chỉ tổ chức chấm thi hai môn Văn, Toán. Riêng môn Toán, trường đã phải huy động hơn 70 giáo viên chấm thi.
Chiều 12/7, trường đã bắt đầu tổ chức chấm thi. Do số lượng bài thi đông, trường đã phải huy động thêm giáo viên trung học phổ thông tới chấm nhưng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, đảm bảo giáo viên có trình độ cao, đạo đức tốt và đều có thâm niên giảng dạy môn chấm thi từ 5 năm trở lên.
Ngoài việc tập huấn, trường cũng in cho mỗi giáo viên chấm thi bộ tài liệu gồm đáp án, tài liệu hướng dẫn công tác chấm thi để tránh sai sót.
Kỳ thi tuyển sinh năm 2011 là năm đầu tiên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyển sinh hệ đại học. Đã có 2981 thí sinh dự thi vào 7 ngành khối A. Trường đã hợp đồng với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục để chấm hai môn Vật lý, Hóa học và đã bàn giao bài. Riêng môn Toán, trường đã tổ chức chấm tại trường từ 11/7 và dự kiến tới 17/7 sẽ hoàn tất công tác chấm thi.
Do đây là năm đầu tiên trường tổ chức tuyển sinh hệ đại học nên dù còn nhiều lúng túng nhưng công tác tổ chức thi, chấm thi... đã được trường thực hiện rất chu đáo và theo đúng từng bước trong hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, hai phòng chấm thi được bố trí cạnh nhau, một phòng bảo quản bài thi, cửa phòng được khóa bằng 2 khóa khác nhau do Trưởng môn chấm thi Toán giữ 1 chìa, ủy viên Ban thư ký giữ 1 chìa và chỉ được mở cửa khi có mặt cả 2 người giữ chìa khóa.
Công tác bảo vệ phòng chấm và nơi bảo quản bài thi được lực lượng bảo vệ của trường trực 24/24 giờ, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Công tác dồn túi, đánh phách bài thi được thực hiện theo đúng quy trình, việc thực hiện quy trình chấm thi được bảo đảm đúng quy trình, cán bộ chấm thi được quán triệt quy chế, được thảo luận đáp án, thang điểm và chấm thử, sau đó việc tổ chức chấm thi được thực hiện theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại 2 phòng chấm thi riêng biệt.
Đa số các giáo viên chấm thi đều chấm rất cẩn thận để lọc hết ý cho thí sinh, theo đúng phương hướng "làm được đến đâu chấm đến đó" theo đúng thang điểm, đáp án của Bộ Giáo dục, không để thí sinh bị thiệt thòi.
Thầy Nguyễn Bá Hoan - nguyên Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Vạn Xuân (Hoài Đức, Hà Nội), cán bộ giảng dạy hợp đồng của trường Đại học Công nghiệp tham gia chấm thi môn Toán cho biết kết quả 2 buổi chấm cho thấy chất lượng bài làm của thí sinh chưa thật cao, điểm trung bình nằm trong khoảng 3-5 điểm, chưa có bài thi đạt điểm tuyệt đối, điểm cao nhất hiện nay là 8 điểm.
Thầy Nguyễn Văn Phẩm - Phó bộ môn chấm thi Văn trường Đại học Công nghiệp cho biết, đa số bài thi môn Văn đều làm được từ 2-3 trang, chưa có trường hợp nào bỏ trống bài thi. Đáp án thang điểm của Bộ rất sát sao và rõ ý, giúp giáo viên chấm thi Văn không quá vất vả và khó mà bỏ sót ý của thí sinh.
Tuy nhiên, ở môn Văn cũng chưa xuất hiện điểm giỏi nào, đa số bài thi chỉ đạt điểm cao nhất là 7. Các giáo viên cũng hy vọng những buổi chấm thi sau sẽ có bài thi đạt điểm cao hơn.
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Ngô Kim Khôi cũng đề nghị các trường chú ý kiểm tra sâu sát công tác chấm thi, tránh sai sót và có thể công bố sớm kết quả thi cho thí sinh được biết ngay sau khi hoàn tất công tác chấm thi, hậu kiểm... mà không cần chờ tới hạn cuối của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
Ngọc Anh (TTXVN/Vietnam+)