Ngày 28/9, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã khẳng định "Thành phố xanh và bền vững hơn" sẽ mở ra nhiều cơ hội, lựa chọn và hy vọng cho người dân đô thị.
Đối với các nhà hoạch định chính sách và kế hoạch đô thị ở các nước đang phát triển, thành phố xanh có thể là chìa khóa để đảm bảo an ninh lương thực, cuộc sống bền vững và sức khỏe cho người dân.
Giám đốc về bảo vệ và năng suất cây trồng của FAO Shivaji Pandey nêu rõ các nước đang phát triển đang đứng trước nguy cơ bùng nổ "quả bom dân số mới" do sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, tỷ lệ sinh đẻ tăng cao ở các đô thị và người dân ở các vùng nông thôn ồ ạt đổ về thành phố tìm việc làm, cuộc sống ổn định và an ninh.
Vào năm 2025, khoảng 3,5 tỷ người, chiếm hơn một nửa dân số của các nước đang phát triển sống ở các đô thị. Số người dân đô thị ở các nước đang phát triển sống nghèo khổ có thể lên tới 1,4 tỷ người, chiếm 45% dân số đô thị vào năm 2020.
Cũng vào thời điểm này, 85% số người nghèo ở Mỹ Latinh và hơn 50% số người nghèo ở châu Á và châu Phi sẽ tập trung ở các đô thị.
Thực tế đó thực sự là thách thức khổng lồ đối với các nhà quản lý đô thị và hoạch định chính sách phát triển quốc gia của các nước đang phát triển.
FAO khẳng định mô hình thành phố xanh trước đây được gắn với kế hoạch đô thị của các nước phát triển nay thực sự cũng trở thành giải pháp cho các nước đang phát triển để giải quyết các vấn đề đô thị.
Kinh tế vườn trong thành phố cũng là một con đường để thoát khỏi đói nghèo của người dân đô thị ở các nước đang phát triển.
FAO cho biết có khoảng 130 triệu người dân đô thị ở châu Phi và 230 triệu người dân đô thị ở Mỹ Latinh tham gia làm nông nghiệp, chủ yếu là kinh tế vườn có thể cung cấp đủ lương thực cho gia đình họ hoặc có thu nhập từ bán nông sản, cải thiện được đời sống của người nghèo ở đô thị.
FAO cho biết thêm chính phủ 20 nước đang phát triển đã yêu cầu sự hỗ trợ của FAO trong thập kỷ qua để phát triển "nông nghiệp trong thành phố" cho những cộng đồng dân cư đô thị thu nhập thấp.
FAO cũng đã cung cấp công cụ, hạt giống và đào tạo người làm vườn thành phố để xây dựng hàng nghìn khu vườn ở các trường học cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em ở hơn 30 nước châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh.
450 hội làm vườn trong thành phố ở các nước trên thế giới đã được FAO hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tốt.
Các khu vườn trong thủ đô Kinshasa của Cộng hòa Congo đã sản xuất tới 85.000 tấn rau quả hàng năm, cung cấp 65% nhu cầu của thành phố này./.
Đối với các nhà hoạch định chính sách và kế hoạch đô thị ở các nước đang phát triển, thành phố xanh có thể là chìa khóa để đảm bảo an ninh lương thực, cuộc sống bền vững và sức khỏe cho người dân.
Giám đốc về bảo vệ và năng suất cây trồng của FAO Shivaji Pandey nêu rõ các nước đang phát triển đang đứng trước nguy cơ bùng nổ "quả bom dân số mới" do sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, tỷ lệ sinh đẻ tăng cao ở các đô thị và người dân ở các vùng nông thôn ồ ạt đổ về thành phố tìm việc làm, cuộc sống ổn định và an ninh.
Vào năm 2025, khoảng 3,5 tỷ người, chiếm hơn một nửa dân số của các nước đang phát triển sống ở các đô thị. Số người dân đô thị ở các nước đang phát triển sống nghèo khổ có thể lên tới 1,4 tỷ người, chiếm 45% dân số đô thị vào năm 2020.
Cũng vào thời điểm này, 85% số người nghèo ở Mỹ Latinh và hơn 50% số người nghèo ở châu Á và châu Phi sẽ tập trung ở các đô thị.
Thực tế đó thực sự là thách thức khổng lồ đối với các nhà quản lý đô thị và hoạch định chính sách phát triển quốc gia của các nước đang phát triển.
FAO khẳng định mô hình thành phố xanh trước đây được gắn với kế hoạch đô thị của các nước phát triển nay thực sự cũng trở thành giải pháp cho các nước đang phát triển để giải quyết các vấn đề đô thị.
Kinh tế vườn trong thành phố cũng là một con đường để thoát khỏi đói nghèo của người dân đô thị ở các nước đang phát triển.
FAO cho biết có khoảng 130 triệu người dân đô thị ở châu Phi và 230 triệu người dân đô thị ở Mỹ Latinh tham gia làm nông nghiệp, chủ yếu là kinh tế vườn có thể cung cấp đủ lương thực cho gia đình họ hoặc có thu nhập từ bán nông sản, cải thiện được đời sống của người nghèo ở đô thị.
FAO cho biết thêm chính phủ 20 nước đang phát triển đã yêu cầu sự hỗ trợ của FAO trong thập kỷ qua để phát triển "nông nghiệp trong thành phố" cho những cộng đồng dân cư đô thị thu nhập thấp.
FAO cũng đã cung cấp công cụ, hạt giống và đào tạo người làm vườn thành phố để xây dựng hàng nghìn khu vườn ở các trường học cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em ở hơn 30 nước châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh.
450 hội làm vườn trong thành phố ở các nước trên thế giới đã được FAO hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tốt.
Các khu vườn trong thủ đô Kinshasa của Cộng hòa Congo đã sản xuất tới 85.000 tấn rau quả hàng năm, cung cấp 65% nhu cầu của thành phố này./.
(TTXVN/Vietnam+)