Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Tennessee (Mỹ) cho biết, một thành phố được cho là “năng động” hay không điều này có liên quan đến tỷ lệ người béo phì trong tổng dân số của thành phố đó.
Các nhà khoa học đã lấy tiêu chí về số lượng đường dành cho người đi bộ và dành cho xe đạp để đánh giá xem một thành phố có “năng động” hay không.
Những thành phố phù hợp tiêu chuẩn “năng động,” phải có nhiều đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp, tỷ lệ người dân đi bộ hoặc đi xe đạp cao. Ngược lại, thành phố không đạt tiêu chuẩn là thành phố thiếu hụt số lượng đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp, phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là xe hơi hoặc các phương tiện công cộng.
Để tìm hiểu sự khác biệt về nguy cơ mắc bệnh béo phì của người dân sống tại các thành phố “năng động” và “không năng động,” các nhà khoa học đã phân tích số liệu tương quan của 50 bang và 47 thành phố của Mỹ. Những số liệu này chủ yếu liên quan đến tỷ lệ đi bộ và đi xe đạp của người dân, tình trạng tham gia luyện tập thể thao và tỷ lệ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường.
Phân tích cho thấy, tỷ lệ người dân có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở những thành phố “năng động” thấp hơn 30% so với thành phố “không năng động.” Nói cách khác, người dân ở thành phố “năng động” thường xuyên đi bộ hoặc đi xe đạp, số người béo phì sẽ giảm thiểu.
Nghiên cứu còn phát hiện, ở Mỹ những thành phố đạt tiêu chuẩn “năng động” chủ yếu là những thành phố cổ như New York và San Francisco. Những thành phố không đạt tiêu chuẩn này thường là những thành phố mới xây dựng. Tỷ lệ đi bộ hoặc đi xe đạp của người dân ở những thành phố “năng động” là hơn 10%, trong khi đó ở những thành phố “không năng động” chỉ từ 1% đến 2%.
Các nhà khoa học chỉ ra, để ngăn chặn bệnh béo phì ngày càng gia tăng, trong quá trình xây dựng thành phố cần phải xây dựng nhiều con đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp./.
Các nhà khoa học đã lấy tiêu chí về số lượng đường dành cho người đi bộ và dành cho xe đạp để đánh giá xem một thành phố có “năng động” hay không.
Những thành phố phù hợp tiêu chuẩn “năng động,” phải có nhiều đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp, tỷ lệ người dân đi bộ hoặc đi xe đạp cao. Ngược lại, thành phố không đạt tiêu chuẩn là thành phố thiếu hụt số lượng đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp, phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là xe hơi hoặc các phương tiện công cộng.
Để tìm hiểu sự khác biệt về nguy cơ mắc bệnh béo phì của người dân sống tại các thành phố “năng động” và “không năng động,” các nhà khoa học đã phân tích số liệu tương quan của 50 bang và 47 thành phố của Mỹ. Những số liệu này chủ yếu liên quan đến tỷ lệ đi bộ và đi xe đạp của người dân, tình trạng tham gia luyện tập thể thao và tỷ lệ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường.
Phân tích cho thấy, tỷ lệ người dân có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở những thành phố “năng động” thấp hơn 30% so với thành phố “không năng động.” Nói cách khác, người dân ở thành phố “năng động” thường xuyên đi bộ hoặc đi xe đạp, số người béo phì sẽ giảm thiểu.
Nghiên cứu còn phát hiện, ở Mỹ những thành phố đạt tiêu chuẩn “năng động” chủ yếu là những thành phố cổ như New York và San Francisco. Những thành phố không đạt tiêu chuẩn này thường là những thành phố mới xây dựng. Tỷ lệ đi bộ hoặc đi xe đạp của người dân ở những thành phố “năng động” là hơn 10%, trong khi đó ở những thành phố “không năng động” chỉ từ 1% đến 2%.
Các nhà khoa học chỉ ra, để ngăn chặn bệnh béo phì ngày càng gia tăng, trong quá trình xây dựng thành phố cần phải xây dựng nhiều con đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)