Thành phố Hồ Chí Minh - một trong những nơi cung cấp và tiêu thụ hoa lan, cây cảnh lớn nhất cả nước đang nghiên cứu hình thành chợ phiên với các hoạt động về trưng bày, trao đổi mua bán các sản phẩm sinh vật cảnh góp phần kích cầu, tăng đầu ra các sản phẩm của nhà vườn.
Xuất phát từ việc nhà vườn thường phải bán sản phẩm qua thương lái, bị động về đầu ra, Hội Làm vườn và Trang trại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Câu lạc bộ Trang trại hoa lan Thành phố Hồ Chí Minh đã có đề xuất thành lập chợ phiên về hoa nhằm giúp nhà vườn có nơi buôn bán tiêu thụ. Đề xuất này đã được trình lên Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi xem xét, Ủy ban Nhân dân Thành phố sẽ có chủ trương thành lập địa điểm buôn bán cụ thể, thực hiện lâu dài, liên tục.
Ông Mai Quốc Thái - Chủ tịch Câu lạc bộ Trang trại hoa lan Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết nếu thuận lợi việc tổ chức chợ phiên sẽ được thực hiện ngay trong năm 2013, người nông dân sẽ được nhiều cái lợi. Chợ phiên còn có lợi cho những người trồng hoa khởi sự bằng vốn nhỏ, không có nơi mua bán, tiêu thụ hàng. Cứ đến ngày chợ phiên, họ sẽ mang thẳng sản phẩm “cây nhà lá vườn” đến tiêu thụ rồi dần dần mở rộng ra. Ngược lại, đây cũng là cơ hội để người mua chọn được những sản phẩm trực tiếp từ người trồng với giá rẻ hơn, chất lượng hơn.
Chợ phiên là nơi tập trung nguồn hàng của nông dân tự sản xuất đưa về, mua bán không quan trung gian và nên tổ chức một tháng một lần. Trước mắt cần phải tìm địa điểm có khả năng thu hút nhiều người mua nhất. Hiện tại, quận 1 là địa điểm được đánh giá là thích hợp nhất.
Theo ông Thái, trước đây một vài nơi đã tổ chức chợ phiên nhưng không thành công vì không làm liên tục và không chọn đúng địa điểm là nơi có khả năng bán được nhiều nhất. Do vậy, muốn chợ phiên bền vững, nơi tổ chức bước đầu rất quan trọng, trở thành nơi trao đổi sản phẩm định kỳ. Trong đó, sẽ tổ chức những hội thi lan, cây cảnh đẹp của những nhà vườn trong chợ phiên, hay hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật, giải quyết khó khăn… cho nhà vườn.
Ông Lê Minh Dũng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết ý tưởng thành lập chợ phiên cho ngành hoa đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cùng nghiên cứu. Theo đó, muốn tổ chức chợ phiên bền vững phải xem nét đặc trưng riêng của chợ phiên khác với các chợ khác như thế nào, sản phẩm phải đa dạng, giá cả phải cạnh tranh được, khách đến vừa được thưởng thức nét đẹp của hoa, vừa chọn được những sản phẩm tốt do chính người trồng đến bán với giá cả phải chăng.
Tuy nhiên cũng cần xem xét, nghiên cứu kỹ đối tượng tham gia chợ phiên, thời gian tổ chức, chi phí, hoạt động như thế nào, nên đưa vào chợ phiên riêng những hộ trồng hoa lan hay tất cả các sản phẩm sinh vật cảnh khác… Chợ phiên không chỉ riêng chuyện mang sản phẩm đến bán mà còn thể hiện nét văn hóa truyền thống.
Hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 500-600 hộ trồng hoa cảnh chủ yếu tập trung ở các quận, huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, Quận 12... diện tích trồng khoảng 1.173ha; trong đó hoa lan khoảng 210ha, hoa mai 520ha, cây kiểng, bonsai 443ha./.
Xuất phát từ việc nhà vườn thường phải bán sản phẩm qua thương lái, bị động về đầu ra, Hội Làm vườn và Trang trại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Câu lạc bộ Trang trại hoa lan Thành phố Hồ Chí Minh đã có đề xuất thành lập chợ phiên về hoa nhằm giúp nhà vườn có nơi buôn bán tiêu thụ. Đề xuất này đã được trình lên Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi xem xét, Ủy ban Nhân dân Thành phố sẽ có chủ trương thành lập địa điểm buôn bán cụ thể, thực hiện lâu dài, liên tục.
Ông Mai Quốc Thái - Chủ tịch Câu lạc bộ Trang trại hoa lan Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết nếu thuận lợi việc tổ chức chợ phiên sẽ được thực hiện ngay trong năm 2013, người nông dân sẽ được nhiều cái lợi. Chợ phiên còn có lợi cho những người trồng hoa khởi sự bằng vốn nhỏ, không có nơi mua bán, tiêu thụ hàng. Cứ đến ngày chợ phiên, họ sẽ mang thẳng sản phẩm “cây nhà lá vườn” đến tiêu thụ rồi dần dần mở rộng ra. Ngược lại, đây cũng là cơ hội để người mua chọn được những sản phẩm trực tiếp từ người trồng với giá rẻ hơn, chất lượng hơn.
Chợ phiên là nơi tập trung nguồn hàng của nông dân tự sản xuất đưa về, mua bán không quan trung gian và nên tổ chức một tháng một lần. Trước mắt cần phải tìm địa điểm có khả năng thu hút nhiều người mua nhất. Hiện tại, quận 1 là địa điểm được đánh giá là thích hợp nhất.
Theo ông Thái, trước đây một vài nơi đã tổ chức chợ phiên nhưng không thành công vì không làm liên tục và không chọn đúng địa điểm là nơi có khả năng bán được nhiều nhất. Do vậy, muốn chợ phiên bền vững, nơi tổ chức bước đầu rất quan trọng, trở thành nơi trao đổi sản phẩm định kỳ. Trong đó, sẽ tổ chức những hội thi lan, cây cảnh đẹp của những nhà vườn trong chợ phiên, hay hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật, giải quyết khó khăn… cho nhà vườn.
Ông Lê Minh Dũng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết ý tưởng thành lập chợ phiên cho ngành hoa đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cùng nghiên cứu. Theo đó, muốn tổ chức chợ phiên bền vững phải xem nét đặc trưng riêng của chợ phiên khác với các chợ khác như thế nào, sản phẩm phải đa dạng, giá cả phải cạnh tranh được, khách đến vừa được thưởng thức nét đẹp của hoa, vừa chọn được những sản phẩm tốt do chính người trồng đến bán với giá cả phải chăng.
Tuy nhiên cũng cần xem xét, nghiên cứu kỹ đối tượng tham gia chợ phiên, thời gian tổ chức, chi phí, hoạt động như thế nào, nên đưa vào chợ phiên riêng những hộ trồng hoa lan hay tất cả các sản phẩm sinh vật cảnh khác… Chợ phiên không chỉ riêng chuyện mang sản phẩm đến bán mà còn thể hiện nét văn hóa truyền thống.
Hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 500-600 hộ trồng hoa cảnh chủ yếu tập trung ở các quận, huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, Quận 12... diện tích trồng khoảng 1.173ha; trong đó hoa lan khoảng 210ha, hoa mai 520ha, cây kiểng, bonsai 443ha./.
Việt Âu (TTXVN)