Huyện đoàn Pác Nặm là tập thể tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tỉnh Bắc Kạn. Đây là một tập thể nhiều năm liền vinh dự được đánh giá là đơn vị xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Các hoạt động của Đoàn viên thanh niên đều hướng về cộng đồng, gắn với sự phát triển của đồng bào dân tộc trong tiếp cận khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hiểu biết pháp luật, bảo vệ an ninh Tổ quốc…
Học Bác bằng những việc làm cụ thể giúp dân
Pác Nặm là huyện vùng cao, huyện nghèo nhất của tỉnh Bắc Kạn, cũng là một trong 62 huyện nghèo cả nước, mới được tách ra từ huyện Ba Bể từ năm 2003, trên 90% là người dân tộc thiểu số. Ở Pác Nặm người Mông, Dao, Nùng, Sán Chí là nhiều, có xã 100% người Mông, Dao, Sán chí là những dân tộc trước đây sống du canh, du cư.
Sau ngày đất nước độc lập, ngheo lời Bác, người Mông, Dao, Sán Chí không du canh, du cư nữa mà sống định cư, tập trung thành thôn, bản. Tuy nhiên, trình độ canh tác, thâm canh cây lúa, cây ngô, cũng như việc chăn nuôi vẫn theo tập quán cũ, lạc hậu. Đoàn thanh niên được huyện ủy Pác Nặm giao trách nhiệm xuống thôn, bản để giúp dân cách làm mới, có kỹ thuật, có khoa học hơn. Đặc biệt là đưa được các loại giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao vào canh tác ở vùng cao này. Những thửa ruộng thường chỉ cấy một vụ lúa nay đã làm hai vụ. Cái đói với người dân vùng cao không còn nữa.
Nhiều gia đình đã biết làm trang trại, vốn không phải là thói quen của đồng bào. Nhưng làm được cũng phải có vốn, có giống, có kỹ thuật… Đoàn viên thanh niên của xã, của huyện được cử đến giúp đỡ, có người phải ăn ngủ tại gia đình người dân để hướng dẫn từ cách cho ăn, cách chăm sóc lợn mới sinh, quây chuồng, tạo độ ấm cần thiết cho gia súc, gia cầm vào mùa đông… Huyện đoàn Pác Nặm đã phát động Phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc” từ năm 2011, khi có chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Các cơ sở đoàn đã đi đầu trong việc áp dụng các biện pháp phòng chóng rét cho gia súc, gia cầm và cây trồng vụ đông, tuyên truyền cho bà con thực hiện; tham gia nạo vét, sửa chữa 45 km kênh mương, với sự tham gia của 5.500 lượt Đoàn viên thanh niên; trồng được trên 900 ha rừng và làm 8 vườn ươm cây giống phục vụ người dân trồng rừng.
Trong xây dựng nông thôn mới, các cơ sở đoàn đã tổ chức các hoạt động tình nguyện giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tu sửa, làm nhà ở, thu hoạch mùa vụ; vệ sinh môi trường. Huyện đoàn Pác Nặm là nòng cốt trong việc triển khai xây dựng mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Bộc Bố cho 58 hộ dân, là một trong nhiều tiêu chí bắt buộc của xây dựng nông thôn mới; hơn 800 Đoàn viên thanh niên tham gia khắc phục hậu quả lũ quét và sạt lở đất, vận chuyển hàng cứu trợ; dựng trại, nhà tạm cho người dân vùng bị sạt lở ở hai xã Nhạn Môn, Công Bằng.
Đánh giá về công tác đoàn ở Pác Nặm, ông Hoàng Kim Hồng, Bí thư huyện ủy cho biết: Vai trò của Đoàn viên thanh niên ở Pác Nặm rất quan trọng, họ là những người trẻ, năng động, được học hành nên tiếp cận với khoa học công nghệ nhanh, hiểu biết pháp luật, nên ngoài việc đi sâu về thôn, bản tuyên truyền cho người dân hiểu và làm theo, họ còn là chủ động làm trước các mô hình làm lúa, làm ngô, chăn nuôi để người dân thấy được cái hay, cái tốt mà làm theo. Đoàn viên thanh niên đã chủ động làm sạch môi trường gắn với vận động người dân làm chuồng trại chăn nuôi cách xa nơi ở, làm nhà tiêu hai ngăn… tạo được môi trường sạch sẽ cho thôn bản.
Nòng cốt trong giữ gìn an ninh chính trị
Với một huyện vùng cao, việc giáo dục, phổ biến pháp luật cho người dân luôn là vấn đề khó. Đoàn viên thanh niên được giao nhiệm vụ. Để làm được, trước hết Đoàn viên thanh niên phải là người được trang bị tốt các kiến thức pháp lý, kỹ năng truyền thụ cho những người dân quanh năm lầm lũi trên núi cao, cần mẫn với nương rẫy, với rừng.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư huyện đoàn Pác Nặm chia sẻ: Đến với dân phải biết tiếng của họ, phải cảm nhận được cuộc sống của họ, chia sẻ được với họ những khó khăn, vất vả mới có thể nói cho họ nghe. Có nhiều hình thức tuyên truyền, nhưng hiệu quả nhất vẫn là tuyên truyền miệng. Phát tờ rơi họ ít đọc lắm, có nhiều người còn không đọc được. Vô tuyến, đài phát thanh đều được phủ sóng đến hầu hết các thôn, bản đấy, nhưng họ không xem các chuyên mục tìm hiểu pháp luật, khoa học kỹ thuật mấy đâu, họ chỉ hay xem phim, xem ca nhạc thôi.
Xuất phát từ thực tế, Huyện đoàn Pác Nặm thường xuyên tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho Đoàn viên thanh niên, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thông qua các phong trào “Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh bộ đội cụ Hồ”; “Tuổi trẻ Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy – xung kích, sáng tạo, tình nguyện lập công vì an ninh Tổ quốc”; “Thanh niên với văn hóa giao thông”… để từ đây các Đoàn viên thanh niên đến cơ sở, đến thôn, bản có được những kiến thức cần thiết tuyên truyền cho người dân hiểu biết về Luật bảo vệ, bảo tồn rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái, hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong bảo vệ an ninh Tổ Quốc, bảo vệ những lợi ích cơ bản của họ trong sở hữu đất đai, trong chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng…
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn là chăm sóc, giáo dục thiểu niên nhi đồng đã được thực hiện có hiệu quả với các chương trình “Tiếp sức đến trường”; “Hành động vì trẻ em”; Quỹ “Vì tuổi thơ”; “Ánh sáng văn hóa hè”; Phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ” với các hoạt động “Giúp bạn đến trường”; “Nghìn việc tốt”.
Đánh giá về thuận lợi, khó khăn của công tác đoàn ở huyện nghèo này, Bí thư Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Để chuyển đổi được nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số là cả một quá trình, bởi trình độ học vấn của đa số Đoàn viên thanh niên còn thấp và không đồng đều, một bộ phận thanh niên còn có tư tưởng còn trông chờ ỷ lại; nhiều thanh niên chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp, ít hiểu biết về pháp luật. Đặc biệt có một số Đoàn viên thanh niên dân tộc thiểu số do trình độ hiểu biết còn hạn chế đã bị các phần tử xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo tham gia học đạo và truyền đạo trái pháp luật.
Với 10.600 Đoàn viên thanh niên, chiếm khoảng 31% dân số và chiếm gần 60% lực lượng lao động xã hội của huyện Pác Nặm. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc tham gia xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của huyện, phần lớn thanh niên trong huyện cơ bản có quan điểm, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, có ý thức học tập nâng cao trình độ, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu; có ý thức tự lực, tự cường trong lao động sản xuất, vươn lên lập thân, lập nghiệp làm giàu chính đáng cho bản thân và được các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, tạo điều kiện chắc chắn phong trào Đoàn ở huyện nghèo nhất nước này sẽ tiếp tục được phát huy, khởi sắc./.
Các hoạt động của Đoàn viên thanh niên đều hướng về cộng đồng, gắn với sự phát triển của đồng bào dân tộc trong tiếp cận khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hiểu biết pháp luật, bảo vệ an ninh Tổ quốc…
Học Bác bằng những việc làm cụ thể giúp dân
Pác Nặm là huyện vùng cao, huyện nghèo nhất của tỉnh Bắc Kạn, cũng là một trong 62 huyện nghèo cả nước, mới được tách ra từ huyện Ba Bể từ năm 2003, trên 90% là người dân tộc thiểu số. Ở Pác Nặm người Mông, Dao, Nùng, Sán Chí là nhiều, có xã 100% người Mông, Dao, Sán chí là những dân tộc trước đây sống du canh, du cư.
Sau ngày đất nước độc lập, ngheo lời Bác, người Mông, Dao, Sán Chí không du canh, du cư nữa mà sống định cư, tập trung thành thôn, bản. Tuy nhiên, trình độ canh tác, thâm canh cây lúa, cây ngô, cũng như việc chăn nuôi vẫn theo tập quán cũ, lạc hậu. Đoàn thanh niên được huyện ủy Pác Nặm giao trách nhiệm xuống thôn, bản để giúp dân cách làm mới, có kỹ thuật, có khoa học hơn. Đặc biệt là đưa được các loại giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao vào canh tác ở vùng cao này. Những thửa ruộng thường chỉ cấy một vụ lúa nay đã làm hai vụ. Cái đói với người dân vùng cao không còn nữa.
Nhiều gia đình đã biết làm trang trại, vốn không phải là thói quen của đồng bào. Nhưng làm được cũng phải có vốn, có giống, có kỹ thuật… Đoàn viên thanh niên của xã, của huyện được cử đến giúp đỡ, có người phải ăn ngủ tại gia đình người dân để hướng dẫn từ cách cho ăn, cách chăm sóc lợn mới sinh, quây chuồng, tạo độ ấm cần thiết cho gia súc, gia cầm vào mùa đông… Huyện đoàn Pác Nặm đã phát động Phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc” từ năm 2011, khi có chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Các cơ sở đoàn đã đi đầu trong việc áp dụng các biện pháp phòng chóng rét cho gia súc, gia cầm và cây trồng vụ đông, tuyên truyền cho bà con thực hiện; tham gia nạo vét, sửa chữa 45 km kênh mương, với sự tham gia của 5.500 lượt Đoàn viên thanh niên; trồng được trên 900 ha rừng và làm 8 vườn ươm cây giống phục vụ người dân trồng rừng.
Trong xây dựng nông thôn mới, các cơ sở đoàn đã tổ chức các hoạt động tình nguyện giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tu sửa, làm nhà ở, thu hoạch mùa vụ; vệ sinh môi trường. Huyện đoàn Pác Nặm là nòng cốt trong việc triển khai xây dựng mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Bộc Bố cho 58 hộ dân, là một trong nhiều tiêu chí bắt buộc của xây dựng nông thôn mới; hơn 800 Đoàn viên thanh niên tham gia khắc phục hậu quả lũ quét và sạt lở đất, vận chuyển hàng cứu trợ; dựng trại, nhà tạm cho người dân vùng bị sạt lở ở hai xã Nhạn Môn, Công Bằng.
Đánh giá về công tác đoàn ở Pác Nặm, ông Hoàng Kim Hồng, Bí thư huyện ủy cho biết: Vai trò của Đoàn viên thanh niên ở Pác Nặm rất quan trọng, họ là những người trẻ, năng động, được học hành nên tiếp cận với khoa học công nghệ nhanh, hiểu biết pháp luật, nên ngoài việc đi sâu về thôn, bản tuyên truyền cho người dân hiểu và làm theo, họ còn là chủ động làm trước các mô hình làm lúa, làm ngô, chăn nuôi để người dân thấy được cái hay, cái tốt mà làm theo. Đoàn viên thanh niên đã chủ động làm sạch môi trường gắn với vận động người dân làm chuồng trại chăn nuôi cách xa nơi ở, làm nhà tiêu hai ngăn… tạo được môi trường sạch sẽ cho thôn bản.
Nòng cốt trong giữ gìn an ninh chính trị
Với một huyện vùng cao, việc giáo dục, phổ biến pháp luật cho người dân luôn là vấn đề khó. Đoàn viên thanh niên được giao nhiệm vụ. Để làm được, trước hết Đoàn viên thanh niên phải là người được trang bị tốt các kiến thức pháp lý, kỹ năng truyền thụ cho những người dân quanh năm lầm lũi trên núi cao, cần mẫn với nương rẫy, với rừng.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư huyện đoàn Pác Nặm chia sẻ: Đến với dân phải biết tiếng của họ, phải cảm nhận được cuộc sống của họ, chia sẻ được với họ những khó khăn, vất vả mới có thể nói cho họ nghe. Có nhiều hình thức tuyên truyền, nhưng hiệu quả nhất vẫn là tuyên truyền miệng. Phát tờ rơi họ ít đọc lắm, có nhiều người còn không đọc được. Vô tuyến, đài phát thanh đều được phủ sóng đến hầu hết các thôn, bản đấy, nhưng họ không xem các chuyên mục tìm hiểu pháp luật, khoa học kỹ thuật mấy đâu, họ chỉ hay xem phim, xem ca nhạc thôi.
Xuất phát từ thực tế, Huyện đoàn Pác Nặm thường xuyên tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho Đoàn viên thanh niên, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thông qua các phong trào “Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh bộ đội cụ Hồ”; “Tuổi trẻ Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy – xung kích, sáng tạo, tình nguyện lập công vì an ninh Tổ quốc”; “Thanh niên với văn hóa giao thông”… để từ đây các Đoàn viên thanh niên đến cơ sở, đến thôn, bản có được những kiến thức cần thiết tuyên truyền cho người dân hiểu biết về Luật bảo vệ, bảo tồn rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái, hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong bảo vệ an ninh Tổ Quốc, bảo vệ những lợi ích cơ bản của họ trong sở hữu đất đai, trong chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng…
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn là chăm sóc, giáo dục thiểu niên nhi đồng đã được thực hiện có hiệu quả với các chương trình “Tiếp sức đến trường”; “Hành động vì trẻ em”; Quỹ “Vì tuổi thơ”; “Ánh sáng văn hóa hè”; Phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ” với các hoạt động “Giúp bạn đến trường”; “Nghìn việc tốt”.
Đánh giá về thuận lợi, khó khăn của công tác đoàn ở huyện nghèo này, Bí thư Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Để chuyển đổi được nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số là cả một quá trình, bởi trình độ học vấn của đa số Đoàn viên thanh niên còn thấp và không đồng đều, một bộ phận thanh niên còn có tư tưởng còn trông chờ ỷ lại; nhiều thanh niên chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp, ít hiểu biết về pháp luật. Đặc biệt có một số Đoàn viên thanh niên dân tộc thiểu số do trình độ hiểu biết còn hạn chế đã bị các phần tử xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo tham gia học đạo và truyền đạo trái pháp luật.
Với 10.600 Đoàn viên thanh niên, chiếm khoảng 31% dân số và chiếm gần 60% lực lượng lao động xã hội của huyện Pác Nặm. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc tham gia xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của huyện, phần lớn thanh niên trong huyện cơ bản có quan điểm, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, có ý thức học tập nâng cao trình độ, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu; có ý thức tự lực, tự cường trong lao động sản xuất, vươn lên lập thân, lập nghiệp làm giàu chính đáng cho bản thân và được các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, tạo điều kiện chắc chắn phong trào Đoàn ở huyện nghèo nhất nước này sẽ tiếp tục được phát huy, khởi sắc./.
Nguyễn Trình (Vietnam+)